|
Nỗ lực thực hiện các chính sách, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc (Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn)
|
Tại các địa phương, trên cơ sở các quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022, Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ, Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn liên quan, các địa phương đã cơ bản ban hành đầy đủ văn bản quản lý, điều hành theo thẩm quyền phân cấp. Đa số các địa phương đều đã xây dựng được khung chính sách đảm bảo phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền. Bên cạnh đó, nhằm quyết liệt triển khai thực hiện, đẩy nhanh tiến độ giải ngân Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN và các Chương trình MTQG khác. Các địa phương đã tiếp tục rà soát điều chỉnh một số quy định tại các văn bản được phân cấp ban hành theo thẩm quyền, như: Sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một số nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; Quy định về trình tự, thủ tục, tiêu chí mẫu hồ sơ lựa chọn dự án trong hoạt động phát triển sản xuất, hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.
Triển khai Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các tỉnh đã tích cực triển khai lựa chọn huyện thí điểm phân cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 - 2025; ban hành các văn bản điều hành về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hằng năm, điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hằng năm, lập thủ tục chuyển nguồn kế hoạch vốn các năm trước sang năm 2024; trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất và các nội dung khác tại Nghị quyết số 111/2024/QH1523; bố trí ngân sách địa phương ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương để cho vay các đối tượng chính sách thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN và các Chương trình MTQG khác.
Việc giao vốn ngân sách trung ương cho các địa phương thực hiện Chương trình được tập trung triển khai. Đối với vốn đầu tư công (bao gồm cả vốn kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024) so với tình hình giải ngân vốn đầu tư công chung của cả nước và các Chương trình MTQG, kết quả giải ngân Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN đã có nhiều chuyển biến tích cực trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2024.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công đến 31/5/2024 của Chương trình đạt được 3.959,577 tỷ đồng, bằng 25% kế hoạch; Luỹ kế giải ngân vốn đầu tư công đến 30/6/2024 của Chương trình được khoảng 19.726,569 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch (cao hơn so với tỷ lệ giải ngân bình quân các Chương trình MTQG đạt 76% kế hoạch). Đối với nguồn vốn của năm 2024 của Chương trình được khoảng 4.829,321 tỷ đồng, đạt 36% kế hoạch (bằng với tỷ lệ giải ngân bình quân các Chương trình MTQG). Đối với vốn sự nghiệp (bao gồm cả vốn kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024) nguồn vốn thực hiện năm 2024: số liệu giải ngân vốn sự nghiệp của Chương trình đến 31/5/2024 được 727,773 tỷ đồng, đạt 4% kế hoạch; lũy kế giải ngân vốn sự nghiệp đến 30/6/2024 của Chương trình đạt khoảng 6.950,620 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch.
Theo đánh giá, các cơ chế, chính sách về quản lý tổ chức thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN và các chương trình MTQG đến nay đã cơ bản được ban hành đầy đủ. Công tác xây dựng, ban hành một số quy định về quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN và các Chương trình MTQG phải sửa đổi, bổ sung, cập nhật do trong thực tiễn triển khai có phát sinh vướng mắc, bất cập nhất định do chưa được quy định đầy đủ; do đó, các địa phương cũng cần thời gian nhất định để triển khai thực hiện ngay sau khi các chính sách được sửa đổi, bổ sung. Việc giải ngân vốn đầu tư được cải thiện và có nhiều chuyển biến; tuy nhiên kết quả giải ngân còn đạt thấp do: Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 mới có hiệu lực và trong các tháng đầu năm 2024 Chính phủ mới ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu, một số Thông tư hướng dẫn mới được ban hành kèm theo nên cũng ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các gói thầu sau ngày 01/01/2024 và tiến độ thi công xây dựng công trình, tiến độ giải ngân vốn đối với các công trình/dự án khởi công mới năm 2024; Địa phương còn lúng túng khi áp dụng các quy định của Luật Đấu thầu mới, các gói mua sắm vật tư, nguyên vật liệu phải thực hiện đấu thầu trên hệ thống đấu thầu quốc gia nên mất nhiều thời gian hơn, trong khi giá cả giá nguyên vật liệu xây dựng biến động nhiều nên các dự án phải thực hiện điều chỉnh dự toán, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình và đến tiến độ giải ngân vốn. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội, một số địa phương còn gặp lúng túng. Việc huy động nguồn lực để thực hiện Chương trình còn gặp khó khăn…
Trong những tháng cuối năm 2024 để đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN và các Chương trình MTQG, các giải pháp quản lý, tổ chức thực hiện tổng thể gồm các nội dung sau: Về xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách theo thẩm quyền: Các bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương hoàn thành xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương; phối hợp hoàn thiện xây dựng hồ sơ Quyết định điều chỉnh, bổ sung một số điều của Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; rà soát, đánh giá tổng thể về cơ chế chính sách và các hoạt động của Chương trình làm cơ sở phục vụ xây dựng Chương trình giai đoạn 2026-2030.
Về công tác điều hành, phối hợp: Tăng cường công tác chỉ đạo của cấp có thẩm quyền ở trung ương và địa phương; thực hiện phân cấp, phân công nhiệm vụ gắn với trách nhiệm và quyền hạn cụ thể. Về hoạt động truyền thông, thông tin: thực hiện thường xuyên; kết hợp tuyên truyền với công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực bằng nhiều hình thức, phù hợp với tâm lý, trình độ, khả năng thực hiện nhiệm vụ của các nhóm tham gia và điều kiện cụ thể của địa phương thuộc địa bàn thực hiện Chương trình. Về theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; kịp thời xử lý sai sót, vướng mắc; có biện pháp xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Tăng cường sự tham gia Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội; Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát; Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, đúng quy định pháp luật trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình.
Với những giải pháp đồng bộ của các bộ, ngành, các địa phương cần quyết liệt hơn nữa, có các giải pháp, kế hoạch cụ thể để đẩy nhanh tiến độ thực hiện; Chủ động nghiên cứu các quy định, khẩn trương hoàn thành việc cụ thể hóa các quy định, cơ chế chính sách thực hiện tại địa phương theo thẩm quyền phân cấp theo đúng yêu cầu tại Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội khóa XV; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công. Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo rà soát lập kế hoạch chi tiết, đánh giá tình hình thực hiện và kết quả đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu trong thời gian qua; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và các giải pháp triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
Đỗ Thụy