|
Tập trung các nguồn lực để triển khai thực hiện tốt Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN (Ảnh: congthuong.vn)
|
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công đến 31/5/2024 của Chương trình đạt được 3.959,577 tỷ đồng, bằng 25% kế hoạch, trong đó: + Nguồn vốn kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024 giải ngân đạt 478,071 tỷ đồng, bằng 20% kế hoạch; + Nguồn vốn của năm 2024 đạt 3.481,506 tỷ đồng, bằng 26% kế hoạch, trong đó có 6 tỉnh có tỷ lệ giải ngân dưới 10%.
Luỹ kế giải ngân vốn đầu tư công đến 30/6/2024 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN được khoảng 19.726,569 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch (cao hơn so với tỷ lệ giải ngân bình quân các Chương trình MTQG đạt 76% kế hoạch), trong đó: + Đối với nguồn vốn của các năm trước kéo dài sang năm 2024 luỹ kế giải ngân Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN ước đạt khoảng 14.897,248 tỷ đồng, đạt 71% kế hoạch giao các năm 2022, 2023 (cao hơn so với tỷ lệ giải ngân bình quân các Chương trình MTQG là 65%). + Đối với vốn ước thực hiện đến 30/6/2024: Nguồn vốn kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024, giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 33 6 tỉnh giải ngân vốn đầu tư dưới 10%: An Giang 10%; Vĩnh Long 5%; Hoà Bình 3%; 3 tỉnh chưa giải ngân: Hà Tĩnh 0%; Bình Phước 0%; Cà Mau 0% luỹ kế giải ngân vốn đầu tư công đến 30/6/2024 (bao gồm cả vốn đầu tư của các năm trước kéo dài sang năm 2024) của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững được khoảng 9.371,578 tỷ đồng (đạt 72%) và Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới được khoảng 11.921,091 tỷ đồng (đạt 69%). Đối với nguồn vốn của các năm trước kéo dài sang năm 2024 luỹ kế giải ngân Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững khoảng 7.551,509 tỷ đồng, đạt 66% kế hoạch; Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới được khoảng 8.989,939 tỷ đồng, đạt 56% kế hoạch giao các năm 2022, 2023. 9 được khoảng 803,475 tỷ đồng, đạt 33,6% kế hoạch. Đối với nguồn vốn của năm 2024 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN được khoảng 4.829,321 tỷ đồng, đạt 36% kế hoạch (bằng với tỷ lệ giải ngân bình quân các Chương trình MTQG), trong đó có 3 tỉnh ước tỷ lệ giải ngân dưới 10%.
Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới tập trung khẩn trương xử lý, rà soát, hoàn thiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo tại các Công văn, Công điện của Thủ tướng Chính phủ và một số nội dung được Đoàn Giám sát chuyên đề của Quốc hội việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia kiến nghị đề xuất gồm: 40 trong 49 tỉnh triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN hiện nay: tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn không có Phòng Dân tộc; các tỉnh Ninh Bình, Hà Tĩnh, Tây Ninh không thành lập cơ quan chuyên trách (Ban Dân tộc) mà giao nhiệm vụ quản lý lĩnh vực công tác dân tộc cho một sở, ngành khác phụ trách. a) Phối hợp rà soát, tổng hợp xây dựng hồ sơ Quyết định điều chỉnh, bổ sung một số điều của Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Chủ động, khẩn trương rà soát sửa đổi, điều chỉnh bổ sung các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ, kịp thời với nội dung của Chương trình được cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh, bổ sung. b) Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống quản lý Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN theo quy định tại Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện. Thiết lập liên thông dữ liệu với Hệ thống theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. c) Xây dựng Báo cáo của Chính phủ về kết quả năm 2024 về thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. d) Hoàn thiện ban hành và tổ chức triển khai Kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; đề xuất xây dựng Chương trình giai đoạn II: từ năm 2026 đến năm 2030. đ) Tổ chức kiểm tra, giám sát; kịp thời giải quyết hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền hướng xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Đỗ Thụy