Công ty Gia Bảo kiến nghị sửa đổi Nghị định hình thức đối tác công tư

(Mặt trận) - Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà Gia Bảo (Công ty Gia Bảo) đã có văn bản gửi lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề nghị tổ chức buổi tọa đàm để trao đổi và xem xét, giải quyết các vướng mắc, thủ tục đang quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP.

Tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La (Hà Nội) kết nối 3 quận (Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông) có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng được được đầu tư theo hình thức BT (hợp đồng xây dựng chuyển giao). Ảnh TL

Theo đại diện Công ty Gia Bảo, doanh nghiệp này đang triển khai thủ tục dự án theo mô hình hợp tác công tư (PPP) thuộc Hợp đồng BT và thực hiện theo các hướng dẫn của Nghị định 15/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, Công ty Gia Bảo nhận thấy Nghị định này quá rườm rà và bản chất chính là thiếu điều khoản để kiểm soát thất thoát cho ngân sách nhà nước dẫn đến các Dự án BT trước đây có thể đã gây thất thoát cho ngân sách nhiều tỷ đồng.

“Nếu không loại  bỏ các quy định phức tạp, rườm rà không cần thiết và không thực hiện cải cách thủ tục hành chính thì sẽ chỉ làm mất thời gian vô ích của doanh nghiệp, gây lãng phí các nguồn lực của xã hội” - đại diện Công ty Gia Bảo nhấn mạnh.

Cụ thể, Công ty Gia Bảo đề nghị sửa đổi Điều 21, 22, 23 cũ của Nghị định 15/2015/NĐ-CP theo hướng mới nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, đồng thời giúp các cơ quan có thẩm quyền tiết giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, quá trình thẩm định phê duyệt dự án, cũng như tiết giảm nguồn ngân sách nhà nước.

Theo Công ty Gia Bảo, để làm được điều này, UBND cấp tỉnh, thành phố ra văn bản chấp thuận chủ trương cho nhà đầu tư tham gia lập hồ sơ đề xuất và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sau 30 ngày kể từ ngày nhà đầu tư có công văn đề nghị lên UBND cấp tỉnh, thành phố.

Trong đó ghi rõ văn bản này có giá trị tối đa là 3 tháng, Nếu quá 3 tháng kể từ ngày ký văn bản này mà nhà đầu tư không trình hồ sơ đề xuất và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đến Sở Kế hoạch và Đầu tư thì mặc nhiên tự động hết hạn.

Sau đó, UBND cấp tỉnh, thành phố phê duyệt hồ sơ đề xuất và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án phần làm đường mới hoặc mở rộng đường cũ tối đa 60 ngày cho nhà đầu tư kể từ ngày nộp báo cáo nghiên cứu khả thi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Tiếp quá trình trên, UBND cấp tỉnh, thành phố ký hợp đồng BT với nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhà đầu tư được UBND cấp tỉnh, thành phố phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

Ngoài ra, việc thanh toán dự án BT bằng quỹ đất, Công ty Gia Bảo cũng kiến nghị thực hiện như sau:

Đối với khu đất chưa có hạ tầng đường, điện, nước ở các huyện thì tạm tính theo nguyên tắc ngang giá tiền sử dụng đất/1m2 được UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành với khu đất quy hoạch tương tự cạnh đó (làng xóm cũ), nhưng do giá đất ban hành chưa sát giá thị trường nên nhà đầu tư cam kết chỉ giữ lại 9% lợi nhuận (bao gồm cả lãi vay) trên tổng vốn nhà đầu tư bỏ ra để làm hạ tầng khu đất để bán thu hồi vốn (gồm: làm đường + vỉa hè, cấp + thoát nước, cấp điện, sân chơi, chợ, chi phí giải phóng mặt bằng đất ruộng). Trong trường hợp, nhà đầu tư có lợi nhuận cao hơn 9% do giá bán nhà đất cao hơn giá quy định của thành phố thì nhà đầu tư cam kết nộp phần lợi nhuận cao hơn 9% vào ngân sách tỉnh, thành phố.

Nếu làm được điều này, nhà nước sẽ không phải mất ngân sách để trả tiền lãi vay ngân hàng của doanh nghiệp như hiện nay. Từ đó, sẽ kiểm soát được lợi nhuận từ các khu đất khi trả cho nhà đầu tư để không bị thất thoát cho ngân sách nhà nước. Mức 9% lợi nhuận (bao gồm cả lãi vay) là rất tốt.

Ngoài ra, đối với quỹ đất là các khu nhà, đất đã có hạ tầng đường trong các quận, huyện, thị xã thì UBND cấp tỉnh, thành phố sẽ tổ chức bán đấu giá. Nhà đầu tư được giao làm đường theo Hợp đồng BT thì được ưu tiên mua bằng 91% giá trị của khu nhà đất được đấu giá.

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, UBND cấp tỉnh, thành phố cần khẩn trương phê duyệt Quy hoạch 1/500 khu đất dành cho tái định cư và khu đất được bán của nhà đầu tư trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhà đầu tư trình bản vẽ quy hoạch lên Sở Quy hoạch - Kiến trúc (hoặc Sở Xây dựng theo từng địa phương).

Trong trường hợp quá 60 ngày mà Sở Quy hoạch - Kiến trúc (hoặc Sở Xây dựng) không trình UBND cấp tỉnh, thành phố phê duyệt quy hoạch 1/500 khu đất mà nhà đầu tư sẽ trình thì nhà đầu tư mặc nhiên được phép xây dựng theo đồ án quy hoạch với mật độ tối đa với khu đất ở là 40% diện tích khu đất và nhà liền kề có chiều cao tối đa là 5 tầng và nhà chung cư có chiều cao tối đa là 25 tầng.

Để doanh nghiệp có dịp bày tỏ, trình bày mong muốn của mình, Công ty Gia Bảo đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị tới lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trao đổi và xem xét, giải quyết các vướng mắc, thủ tục đang quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP với mục đích góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội, giảm ùn tắc giao thông; tránh nguy cơ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước…; tuy nhiên, nguyện vọng của Công ty Gia Bảo đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Phan Anh Tuấn

Bình luận

Nguyen Dzung Anh - 16:04 13/09/2017

Rút ngắn thời gian thực hiện và quản lý dự án một cách khoa học, minh bạch về tài chính nhằm chống thất thoát, đạt hiệu quả cao nhất cho dự án thực hiện theo hình thức BT. Mong rằng các Nhà đầu tư tâm huyết cũng đồng thuận với những ý kiến trên và cùng đóng góp quan điểm để xây dựng lên một chính sách hợp lý nhất.

Trả lời

Trọng Nguyễn - 17:01 12/09/2017

đề nghị lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chức năng hãy lắng nghe ý kiến và đề xuất của những doanh nghiệp có tâm huyết, để mau chóng đưa ra giải pháp tốt nhất trong việc thực hiện xây dựng hạ tầng giao thông theo hình thức BT

Trả lời

Tú phạm - 15:52 12/09/2017

Mong muốn của doanh nghiệp:"giải quyết các vướng mắc, thủ tục đang quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP với mục đích góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội, giảm ùn tắc giao thông; tránh nguy cơ thất thoát hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước…" nguyệt vọng rất chính đáng, mong Lãnh đạo Bộ xem xét và giải quyết nguyện vọng của Công ty Gia Bảo.

Trả lời

Lại Vân Hằng - 15:38 12/09/2017

Tôi nghĩ Bộ GTVT nên xem xét kiến nghị của Công ty Gia Bảo để đất nước ta phát triển đi lên.

Trả lời

Chính Tâm Đất Nước - 15:31 12/09/2017

Việc này không khó , ô bộ trưởng bộ khđt chỉ cần dành 1 giờ để trao đổi với cty Gia Bảo là xong , vì đề nghị đã rõ ràng thì sửa luôn để tốt cho Ngân sách Nhà nc và ô bộ trưởng sẽ đc Chính phủ khen ngợi

Trả lời

Nguyễn Dương - 15:30 12/09/2017

Với tình trạng thiếu hụt ngân sách và để chống thất thoát ngân sách nhà nước như hiện nay, tôi thấy đề xuất của công ty Gia Bảo là hợp lý và cần được chính phủ xem xét ngay. Với mưc lợi nhuận 9% này sẽ thu về cho nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm - một nguồn thu quá cần thiết với thực tại hiện nay.

Trả lời

Nguyễn Tú Anh - 15:17 12/09/2017

Để phòng tránh thất thoát tiền cho nhà nước mong rằng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét nguyện vọng của công ty Gia Bảo.Tôi thấy nguyện vọng này cũng rất hợp lý.

Trả lời

My Bui - 15:14 12/09/2017

Trao đổi, xem xét, cùng giải quyết vướng mắc là những việc làm rất có ý nghĩa nhằm giải quyết nhiều bất cập đang diễn ra hiện nay. Tôi ủng hộ Công ty.

Trả lời

kiki - 15:06 12/09/2017

Có lợi cho đất nước cho người dân thì nhà nước sẽ làm thôi.

Trả lời

Nguyễn Tuyên - 15:03 12/09/2017

Luật pháp là để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển. Luật chưa phù hợp với thực tiễn thì cần phải sửa đổi !

Trả lời

Nguyen hi Tuyet - 14:55 12/09/2017

Tôi ủng hộ việc sửa đổi Nghị định của công ty Gia Bảo để các Dự án BT được triển khai

Trả lời

Hoang Thinh - 14:46 12/09/2017

Việc Công ty Gia Bảo đề nghị sửa đổi Điều 21, 22, 23 cũ của Nghị định 15/2015/NĐ-CP theo hướng mới nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, đồng thời giúp các cơ quan có thẩm quyền tiết giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, quá trình thẩm định phê duyệt dự án, cũng như tiết giảm nguồn ngân sách nhà nước là rất hợp lý. Tôi mong nghị định sớm được sửa đổi để các Dự án BT được triển khai nhanh.

Trả lời

Minh Hà - 14:23 12/09/2017

Sửa đổi Nghị định là việc làm đúng đắn. Đề nghị các cấp thẩm quyền nhanh chóng thay đổi chính sách để các dự án hạ tầng sớm đi vào triển khai, tránh ùn tắc giao thông, và tránh được lợi ích nhóm

Trả lời

Bich Phung - 14:23 12/09/2017

Tôi thấy đề xuất của công ty Gia Bảo là hợp lý và cần được chính phủ xem xét ngay, 1 phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia xây dựng làm giảm ùn tắc giao thông đô thị, 1 phần làm tránh thất thoát cho ngân sách nhà nước.

Trả lời

Jenny Phan - 11:57 12/09/2017

Tôi ủng hộ kiến nghị sửa đổi Nghị định 15 của công ty Gia Bảo để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn làm thêm các con đường, giảm ùn tắc giao thông cho bà con nhân dân. Bên cạnh đó, sửa đổi nghị định 15 sẽ tránh thất thoát cho ngân sách nhà nước.

Trả lời

Nguyễnan - 11:48 12/09/2017

Lâu nay làm dự án BT cac doanh nghiệp mặc định dự án là rất lâu. sửa đổi nghị định này là đúng. Phải sửa đổi để các dự án được triển khai nhanh, dự án làm đường phải được triển khai đồng loạt để giảm ùn tắc giao thông ở các tp lớn nhất là Hà Nội và TPHCM.., đồng thời phải khống chế lợi nhuận của các dự án để nhà nước không thất thoát ngân sách. tôi thấy sửa đổi của công ty GB như thế này là hợp lý. Mọi người hãy ủng hộ để nghị định sớm được sửa đổi! để các dự án BT triển khai nhanh!!

Trả lời

Khánh Dư - 10:27 12/09/2017

Hà Nội đang phát triển nhanh chóng, mà hạ tầng đô thị quá yếu kém ko theo kịp sự phát triển, nó giống như mạch máu của đô thị, và các khu ở mới như lực hút mới để kéo giãn dân, làm giảm tải dân trong khu vực trung tâm và sẽ kéo theo giảm ùn tắc giao thông... 1 nghị định quan trọng đến đầu tư hạ tầng, đến BT , đến vốn ngân sách, lợi ích quốc gia... không còn phù hợp trong thực tiễn... rườm rà, thất thoát vốn ngân sách, làm chậm tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng... ảnh hướng đến sự phát triển của xã hội thì mấy ông sẽ là người có tội cho con cháu mai sau... Đề nghị các cấp thẩm quyền nhanh chóng thay đổi chính sách để các dự án hạ tầng sớm đi vào triển khai, tránh ùn tắc giao thông, và tránh được lợi ích nhóm.

Trả lời

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều