Cơ hội đầu tư cho thị trường bất động sản tại Bình Thuận sau khi cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết chính thức thông xe

(Mặt trận) - Là tâm điểm trong tứ giác vàng về du lịch, Phan Thiết càng có sức hút mạnh mẽ khi cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi vào hoạt động. Nhiều năm trước, các doanh nghiệpbất động sản săn lùng quỹ đất để đầu tư xây dựng các dự án bất động sản du lịch, đón đầu hạ tầng thúc đẩy du lịch và thị trường bất động sản nhiều khởi sắc.


Đến nay, 2 dự án cao tốc thành phần là Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây đang dần về đích, dự án cảng hàng không Phan Thiết đang đẩy nhanh tiến độ, cùng với chính sách phát triển ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận, đã trở thành “mồi lửa” giúp bất động sản du lịch Phan Thiết nói chung và thị trường bất động sản đất nền Bình Thuận nói riêng tăng nhiệt nhanh chóng.

Theo kết quả từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google, kết quả trong tháng 6/2022, lượng tìm kiếm về điểm lưu trú trong nước thật sự bùng nổ, liên tục tăng hơn 500% so với cùng kỳ. Trong đó, thành phố Phan Thiết là một trong 10 điểm đến được du khách tìm kiếm nhiều nhất và yêu thích nhất.

Bên cạnh những tiềm năng thiên nhiên sẵn có, Bình Thuận đã và đang triển khai hàng loạt cơ sở hạ tầng về giao thông, khu du lịch nghỉ dưỡng quy mô để tạo đà cho kinh tế và du lịch của tỉnh cất cánh.Trước tiên phải kể đến Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99 km, mặt đường rộng hơn 32 m, quy mô 6 làn xe, vận tốc 120 km/h được khởi công ngày 30/9. Dự án có vốn đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, và đi vào hoạt động trong dịp lễ 30/4 - 1/5. Tuyến đường này có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận và các vùng lân cận. Khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển từ TpHCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết từ 5 giờ xuống còn 2 giờ lái xe.

Cao tốc cũng sẽ kết nối với sân bay Long Thành, giúp cho du khách từ sân bay quốc tế về Phan Thiết thuận tiện và nhanh chóng hơn, tạo nên trục giao thông liền mạch giữa TpHCM - Long Thành - Phan Thiết. Bên cạnh đó, dự án sân bay Phan Thiết đang được ban ngành thúc đẩy quyết liệt tiến độ thi công cũng là một cú hích, mang một lượng lớn khách du lịch đến trải nghiệm đa dạng các dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.

Phan Thiết: Chiều ngày 29/04/3023 được chạy vào cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
Phan Thiết: Chiều ngày 29/04/3023 được chạy vào cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
Thị trường BĐS Phan Thiết – Bình Thuận trở thành điểm sáng đầu tư giai đoạn cuối năm

Bắt kịp đà tăng trưởng du lịch của Bình Thuận, nhiều nhà đầu tư đã “đi trước đón đầu” tiềm năng tăng giá bất động sản nghỉ dưỡng biển tại đây. Đặc biệt, tại điểm  “nóng”  Mũi Né - Phan Thiết, quỹ đất vàng tại các khu vực lân cận như Hàm Đức, Thiện Nghiệp, Hồng Phong,..

Ngay từ đầu năm, giới đầu tư mọi miền đã đổ về Bình Thuận, tích cực tìm hiểu các dự án tiềm năng. Khu vực Mũi Né - một điểm đến du lịch hấp dẫn của thành phố biển Phan Thiết - đang được gọi tên trong số các tọa độ “chiếm sóng” hàng đầu ở thời điểm hiện tại.

Tính đến đầu năm 2022, lĩnh vực du lịch của tỉnh đã thu hút khoảng 400 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký gần 60.000 tỷ đồng, tổng diện tích đất 6.300 ha. Trong đó, hàng loạt tên tuổi lớn ngành địa ốc đang ghi dấu ấn với những tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí ấn tượng, đem đến sức bật mới cho du lịch địa phương. Đặc biệt, dải mặt tiền biển với sự xuất hiện các dự án resort, tổ hợp quy mô đang dần hình thành dáng dấp của một thủ phủ nghỉ dưỡng đẳng cấp. Theo đại diện APEC Group - một trong các chủ đầu tư đang phát triển dự án tại Bình Thuận cho hay, lợi thế của địa phương là phát triển du lịch sau, vì vậy, Bình Thuận có không gian quy hoạch bài bản, chỉnh chu, không bị chia nhỏ.

Theo phân tích của theo ông Dương Anh Vương - Giám Đốc Cty BĐS Đất lành Hàm Đức cho biết, điều hết sức đặc biệt là quy hoạch phân khu chi tiết đã được duyệt xong, đó là sự nhanh nhạy của Chủ tịch tỉnh, khi mà quy hoạch đã được duyệt thì các nhà đầu tư mới yên tâm để đầu tư vào Bình Thuận, cùng với đó tín hiệu đáng mừng là Mũi Né đang thu hút các nhà đầu tư chiến lược, nâng tầm du lịch địa phương bằng những tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng quy mô, hứa hẹn đem lại nhiều trải nghiệm du lịch, giải trí, chăm sóc sức khỏe đa dạng. Đây cũng là cơ hội đầu tư vàng mười bởi bất động sản Mũi Né đang đứng trước chu kỳ tăng giá mới”, Ông Vương nhận định.

Tiềm năng du lịch tại Bình Thuận

Thông tin ngày 22/3/2021 Thủ tướng đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Với định hướng phát triển khu du lịch trọng điểm hướng về Thiện Nghiệp tiếp nối với dự án Sân bay Phan Thiết. Là vị trí tiếp nối huyện Bắc Bình  và Tuy Phong, cụ thể là từ địa phận sông Phú Hài (Phan Thiết) đến sông Lũy (Phan Rí Cửa).

Trong đóhuyện Bắc Bình có tiềm năng cực lớn với tổng 7.165 ha gồm khu vực đất ven biển tính từ xã Hồng Phong và Hòa Thắng thuộc khu quy hoạch khu du lịch quốc gia. Và khu vực huyện Tuy Phong 970 ha gồm khu vực đất ven biển từ Hòa Thắng đến sông Lũy.

Khu du lịch quốc gia Mũi Né là điểm du lịch mới và quan trọng bật nhất tại Bình Thuận, giúp kết nối và phát triển tổng thể vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, thúc đẩy du lịch nhằm nâng cao kinh tế và xã hội gia tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Nhờ nhữngyếu tố thuận lợi của tự nhiên cũng như sự quan tâm xây dựng chính sách của các ban, ngành phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các nhà đầu tư tại khu vực, Bình Thuận đang tập trung phát triển thị trường du lịch nội địa, tăng cường hợp tác liên kết vùng như tứ giác du lịch Tp. HCM - Nha Trang - Bình Thuận - Lâm Đồng, vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. Liên kết với các tuyến du lịch Xuyên Á, con đường di sản miền Trung, con đường xanh Tây Nguyên, nhằm thúc đẩy du lịch trong nước và quốc tế, tạo “sân chơi” cho các nhà đầu tư cùng hợp tác phát triển.

HN

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều