Du lịch Việt Nam - Những trải nghiệm đặc biệt

(Mặt trận) - Nếu ai đó hỏi bạn, điểm chung giữa Cầu Vàng (Đà Nẵng), nhà ga cáp treo Fansipan (Sa Pa) và một quán phở có menu tiếng Anh là gì? Đó là chúng đều được đầu tư bởi con người. Việc thiết kế này nhằm phục vụ cho một mục tiêu là tạo ra các sản phẩm du lịch đặc biệt cho du khách khi đến Việt Nam. Và chúng đều là thứ hiếm tại Việt Nam trước năm 2000.

Ngoài thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa đặc sắc, thì khái niệm “sản phẩm du lịch” của Việt Nam còn khá xa vời trước năm 2000.  Ảnh tư liệu Sa Pa những năm 90: Hans-Peter Grumpe
Nếu bạn tìm lại các du ký của du khách quốc tế tại Việt Nam những năm đầu thế kỷ, “sản phẩm du lịch của Việt Nam” hầu như là của những người dân bản địa.Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được khai thác dựa trên các giá trị văn hóa bản địa. Trong thời kỳ đầu phát triển du lịch của đất nước, Việt Nam với thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa ẩm thực độc đáo, tập tính người dân thân thiện cởi mở... du lịch cộng đồng đã từng bước duy trì, gìn giữ và phát triển văn hóa bản địa gắn với du lịch, trở thành mạch nguồn trong phát triển hài hòa kinh tế ở thời kỳ đầu trong chiến lược phát triển du lịch thành nghành kinh tế mũi nhọn.
Những món ăn ngon của Việt Nam hút khách quốc tế
Nâng tầm cảnh quan thiên nhiên thành sản phẩm du lịch đặc trưng là một hành trình dài của du lịch Việt. Trong ảnh là thị trấn Hoàng Hôn tại Phú Quốc
Trong những năm đổi mới đất nước, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước chuyển mình ấn tượng. Đặc biệt thành lập lại Tổng cục Du lịch trực thuộc Chính phủ vào cuối năm 1992 đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành. Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Chính phủ, du lịch nước ta đã tăng trưởng nhanh, đem lại những kết quả đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của nước ta.

Năm 1990, Việt Nam mới đón được khoảng 250 nghìn lượt khách quốc tế, đến năm 2008 đã đón được 4,2 triệu lượt, thu nhập du lịch đạt gần bốn tỷ USD. Hiện nay, Việt Nam đã vững vàng ở vị trí thứ năm trong số các nước ASEAN nếu xét về lượng khách quốc tế và thu nhập từ du lịch. Kết cấu hạ tầng tại các trung tâm du lịch lớn và tại nhiều điểm du lịch đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đi lại của du khách. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch được nâng lên.

Tiếp đó, trong các văn kiện Đại hội Đảng qua các thời kỳ và nhiều Nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Chính phủ đều khẳng định vai trò quan trọng của du lịch trong phát triển nền kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, Luật Du lịch đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ tháng 1/2006 đã góp phần quan trọng hoàn thiện luật pháp về du lịch, tạo hành lang pháp lý quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch. Các chủ trương, chính sách, pháp luật quan trọng về du lịch của Đảng và Nhà nước đã thật sự trở thành kim chỉ nam cho hoạt động du lịch trong suốt giai đoạn qua.

Nhiều cơ chế chính sách liên quan đến du lịch được ban hành, tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Các tập đoàn, doanh nghiệp đã tham gia vào lĩnh vực kinh tế mũi nhọn này, nhiều công trình du lịch ấn tượng đã làm cho bức tranh du lịch Việt Nam ngày càng trở nên đặc biệt và lôi cuốn đông đảo các du khách trong và ngoài nước, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Những đô thị nhỏ với những vị khách Tây dạo chơi và chụp ảnh người dân địa phương, từ Sa Pa, Đà Nẵng cho đến Hạ Long, đã lột xác trở thành những trung tâm du lịch quốc tế.

Hôtel de la Coupole, khách sạn mang kiến trúc Pháp nổi bật tại trung tâm thị xã Sa Pa.
Tại Sa Pa, hàng triệu du khách nhìn ngắm khung cảnh núi rừng Hoàng Liên từ một hệ thống cáp treo tỷ đô. Họ nghỉ tại Hôtel de la Coupole, khách sạn 5 sao được thiết kế bởi huyền thoại Bill Bensley.

Tại Đà Nẵng, ngoài hệ thống cáp treo hiện đại lên đỉnh núi Bà Nà, du khách còn bị thu hút bởi những lễ hội tưng bừng, các khu nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao đẳng cấp. Ngay cả khung cảnh thiên nhiên cũng được nâng tầm bởi một danh thắng mới, tầm quốc tế, mang tên Cầu Vàng được tạo ra trên đỉnh núi Bà Nà. Trên bán đảo Sơn Trà là một nhà hàng với menu được thiết kế bởi những đầu bếp rất nhiều sao Michelin, tại khu nghỉ dưỡng Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort.

Cầu Vàng (Bà Nà Hills, Đà Nẵng) – một trong những công trình làm nên biểu tượng mới của du lịch Việt Nam.
Tại Hạ Long là một Sun World với vô số hoạt động giải trí bên bờ vịnh di sản; và cách đó không xa, tại Quang Hanh là một khu nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

Những hạ tầng và sản phẩm du lịch đẳng cấp không chỉ tạo ra giá trị của chính nó mà chúng còn nâng tầm giá trị chính những tài nguyên vốn có của Việt Nam.

HN

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều