Tâm lí “thấy người giàu lên là ghét” ngăn trở sự phát triển

Việt Nam đã lọt vào tốp quốc gia có người siêu giàu tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong 10 năm từ 2007-2017, vượt qua những nước đang phát triển mạnh mẽ về số người siêu giàu nhanh như Trung Quốc hay Ấn Độ. Báo cáo này được đưa ra từ Cty nghiên cứu thị trường New World Health.

Thông tin trên có làm chúng ta vui không? Hẳn nhiên là vui. Dân giàu thì nước mới mạnh, mới có thêm nguồn lực để xây dựng và phát triển một xã hội thịnh vượng và văn minh.

Cũng theo nghiên cứu của New World Health vừa được công bố, Việt Nam đang có ít nhất 200 người xếp vào mức độ siêu giàu, tức là có thể có các khoản đầu tư giá trị từ 30 triệu USD trở lên không kể nơi ở, bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật và tài sản cá nhân khác…

Khái niệm “giới siêu giàu” đã gọi tên Việt Nam là trong phạm vi nghiên cứu, thống kê thị trường chứ trên thực tế người giàu tại Việt Nam đã giàu lên rất nhiều từ nhiều năm qua. Tỉ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh còn giới trung bình thì bước vào ngưỡng khá giả hoặc giàu có. Điều này được phản ánh rõ qua GDP/đầu người tại Việt Nam liên tục cải thiện trong những năm qua. Và theo tiêu chí của Cơ quan Phát triển thuộc Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập GDP/đầu người ở mức trung bình chứ không còn xếp vào nhóm quốc gia nghèo.  

Thế nhưng cũng tại Việt Nam hiện nay lại tồn tại tâm lí “cứ thấy người giàu lên thì ghét” như cách nói của tiến sĩ Huỳnh Thế Du được một tờ báo dẫn lại (giảng viên về chính sách công tại Đại học Fulbright Việt Nam). Tâm lí này có “nguồn cơn” vừa là thành kiến, vừa vì không hài lòng với hoàn cảnh kinh tế cá nhân mình sinh ra ghét lây, và cũng có thể không thích người khác hơn mình.v.v…

Tiến sĩ Du còn đưa ra một bình luận: “Một xã hội mà người ta chán ghét chính tương lai và mong muốn của mình thì rất khó phát triển”.

Thực ra thì đó là một tâm lí mang tính mâu thuẫn nội tại của không ít cá nhân: Muốn giàu, muốn tương lai sung túc và cuộc sống tốt hơn nhưng có ai giàu hơn, mức sống khá lên và sung túc thì rất dễ sinh ra ghét. Tâm lí ganh ghét này không tạo ra được động lực gì khác ngoài sự trì níu và ngăn trở chính mình nỗ lực làm giàu.

Tỉ lệ tăng trưởng của giới siêu giàu tại Việt Nam trong 10 năm qua đạt 210% trong khi Trung Quốc là 198% và Ấn Độ 160%... Nhưng đó cũng chỉ là tỉ lệ chứ tính về số lượng người siêu giàu cũng như tổng giá trị tài sản nói chung họ nắm giữ thì chúng ta còn rất khiêm tốn.

Nếu xét thuần túy về góc độ kinh tế xã hội thì những người siêu giàu - dĩ nhiên là giàu chính đáng minh bạch- chính là những đầu máy với các dự án đầu tư của họ mang đến công ăn việc làm, thu nhập, thuế, phúc lợi.v.v… và họ xứng đáng được tôn vinh.

Theo Thế Lâm/Báo Lao động

Bình luận

Minh Bạch - 22:02 12/09/2018

Thưa tác giải bài viết! trên đời này không có ai tự nhiên nóng đầu ghét những người làm giàu chính đáng cả. Bởi chính những người này góp phần "Cứu đói" cho rất nhiều người nghèo khác, thậm chí giúp họ là giàu. Người ta chỉ căm ghét những người làm giàu bất chính, giàu trên xương máu của đồng loại, gây ra những cảnh bất công, phân hóa giai tầng xã hội mà thôi thưa ông tiến sĩ.

Trả lời

Minh Bạch - 22:01 12/09/2018

Người dân chr ghét và căm ghét những một số kẻ làm giàu bất chính trên mồ hôi xương máu của người lao động, phá hoại công cuộc xây dựng đất nước này, chứ không ai ganh ghét những người làm giàu chính đáng, là những ân nhân của người nghèo cả.

Trả lời

10061967 - 17:36 12/09/2018

Ghen ăn tức ở là căn bệnh thâm căn cố đế từ xưa đến nay, các bạn cứ nhìn hàng xóm nhà mình thì biết.

Trả lời

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều