Tiền lương trong mùa dịch Covid 19 được chi trả như thế nào?

Việc thực hiện chi trả lương cho người lao động trong tình hình dịch Covid 19 được áp dụng theo Bộ luật lao động 2012, quy định về tiền lương ngừng việc.
Ảnh hưởng của dịch Covid 19 khiến nhiều doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn. Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị các cơ quan quản lý có sự hỗ trợ, gỡ khó cho doanh nghiệp, trong đó có việc chi trả lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Ảnh minh hoạ

Việc thực hiện chi trả lương cho người lao động trong tình hình hiện nay được áp dụng theo Bộ luật lao động 2012, quy định về tiền lương ngừng việc. Cụ thể:

Điều 98. Tiền lương ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Đồng thời, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số Điều của Bộ luật lao động:

Điều 26. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương và khấu trừ tiền lương

1. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.

Được biết, tại một số địa phương, trong đó có Bình Dương, việc chi trả lương, doanh nghiệp và người lao động sẽ thực hiện việc thỏa thuận  về mức tiền lương trong thời gian ngừng việc (mức chi trả sẽ thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại khoản 3 điều 98 Bộ Luật lao động); hoặc doanh nghiệp và người lao động sẽ thực hiện việc thỏa thuận làm việc 50% thời gian theo hợp đồng và hưởng 50% mức tiền lương.

Đồng thời, kiến nghị doanh nghiệp và người lao động được tạm thời miễn đóng các khoản chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn, nhưng vẫn được tính là thời gian tham gia để đảm bảo quyền lợi của người lao động./.

Theo V.H/VOV.VN

Ảnh minh hoạ

Việc thực hiện chi trả lương cho người lao động trong tình hình hiện nay được áp dụng theo Bộ luật lao động 2012, quy định về tiền lương ngừng việc. Cụ thể:

Điều 98. Tiền lương ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Đồng thời, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số Điều của Bộ luật lao động:

Điều 26. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương và khấu trừ tiền lương

1. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.

Được biết, tại một số địa phương, trong đó có Bình Dương, việc chi trả lương, doanh nghiệp và người lao động sẽ thực hiện việc thỏa thuận  về mức tiền lương trong thời gian ngừng việc (mức chi trả sẽ thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại khoản 3 điều 98 Bộ Luật lao động); hoặc doanh nghiệp và người lao động sẽ thực hiện việc thỏa thuận làm việc 50% thời gian theo hợp đồng và hưởng 50% mức tiền lương.

Đồng thời, kiến nghị doanh nghiệp và người lao động được tạm thời miễn đóng các khoản chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn, nhưng vẫn được tính là thời gian tham gia để đảm bảo quyền lợi của người lao động./.

()

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều