Viết “tâm thư” gửi Chính phủ, taxi truyền thống muốn công bằng với taxi công nghệ

(Mặt trận) - Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa có văn bản gửi Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình kiến nghị về những bất cập trong Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Taxi truyền thống không cố tình bảo thủ, không bằng mọi giá bảo vệ quyền lợi của riêng mình, mà rất muốn mọi việc phải thật sự khách quan, minh bạch, đúng pháp luật và hợp lý. Ảnh minh họa

Cần áp dụng phần mềm quản lý cả 5 loại hình vận tải

Theo Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ quy định có 05 loại hình vận tải, trên thực tế đã chứng minh, do nước ta chưa áp dụng phần mềm quản lý vận tải tự động nên các lực lượng chức năng không thể kiểm tra, giám sát, xử lý được các vi phạm, đồng thời các doanh nghiệp vận tải và người lái xe cũng không tự giác chấp hành pháp luật, thậm chí có tình trạng tiêu cực, bảo kê cho vi phạm, hoạt động nhập nhèm nhằm thu lời bất chính, gây mất an toàn giao thông.

Mặt khác, quản lý vận tải bằng công nghệ là điều kiện tiên quyết để gỡ bỏ rất nhiều thủ tục, điều kiện kinh doanh vận tải, đón đầu và bắt nhịp với cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời bảo đảm phù hợp và đồng bộ với công tác quản lý của các ngành khác như thuế, thương mại điện tử...

Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam kiến nghị Nghị định mới cần quy định việc ứng dụng nghệ phải được áp dụng cho cả 05 loại hình vận tải; quy định chuẩn về dữ liệu thông tin bắt buộc cũng như việc truyền dữ liệu với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm chống tình trạng “xe dù, bến cóc”, vi phạm luật giao thông, gây mất an toàn giao thông và chống trốn thuế.

Taxi truyền thống không bảo thủ và muốn được công bằng

Lãnh đạo VATA cho biết, đối với xe taxi, từ khi có Uber, Grab mà các doanh nghiệp taxi Việt Nam đã có những thay đổi nhanh để bắt kịp và thậm chí sáp nhập với nhau để tạo nên tổ chức lớn hàng ngàn phương tiện để nâng cao chất lượng và lợi ích cho khách hàng đồng thời tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Hiệp hội cũng cho rằng, trong khi các hãng taxi đang tự thay đổi để cạnh tranh thì Grab lợi dụng Quyết định 24/QĐ-BGTVT để vi phạm pháp luật.

Dẫn quan điểm của Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM, VATA cho rằng: Grab không đơn thuần là đơn vị cung cấp nền tảng kết nối cho đơn vị kinh doanh vận tải theo đề án thí điểm. Thực tế, Grab đã lợi dụng đề án thí điểm để điều hành trọn vẹn một quy trình kinh doanh vận tải taxi, tương tự Vinasun.

Cụ thể, Grab tuyển tài xế, điều hành xe, chỉ định tài xế đón khách, quyết định giá cước và tăng giảm giá, thu tiền trực tiếp của khách vào tài khoản Grab; thực hiện chương trình khuyến mại có cả đi xe giá 0 đồng.

Viện Kiểm sát cho rằng, “đủ cơ sở xác định Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi. Đối chiếu các quy định của pháp luật, Grab đã vi phạm khoản 4, điều 17 Luật Doanh nghiệp 2014 là “kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp”.

Hiệp hội này cũng dẫn quan điểm của ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: “Grab và Uber đang kinh doanh vận tải, không đơn thuần cung cấp phần mềm”; “Tại Việt Nam, Grab và Uber đang thực hiện các dịch vụ vận tải bao gồm những công đoạn như: tìm kiếm khách hàng, kết nối giữa khách hàng với người làm vận tải, định giá vận tải, thỏa thuận, vận chuyển, thanh toán…”.

Bên cạnh đó, Uber, Grab không chỉ mua công đoạn vận chuyển, mà còn công bố dịch vụ, tên sản phẩm, điều hành sản phẩm theo yêu cầu về chất lượng của khách hàng, đến việc thỏa thuận, thanh toán đều do họ thực hiện, cho nên bản chất Uber và Grab là kinh doanh vận tải.

Mặt khác, đại diện VATA cho biết, hiện nay các doanh nghiệp taxi tại Việt Nam đều đã áp dụng phần mềm công nghệ 4.0 do Việt Nam tự sản xuất với các tính năng rất tiên tiến và ưu việt. Nhưng do không được hưởng các điều kiện thuận lợi về điều kiện kinh doanh như taxi công nghệ do vậy các phần mềm của doanh nghiệp taxi đã không phát huy được hiệu quả.

Chính vì chịu những điều kiện bất bình đẳng như vậy, trong thời gian qua các doanh nghiệp, các Hiệp hội taxi trên toàn quốc đã có rất nhiều văn bản kiến nghị đến các Bộ, ngành đề nghị xem xét đúng loại hình kinh doanh như taxi để đưa ra chính sách quản lý cho đúng với thực tế.

Lãnh đạo VATA khẳng định: Taxi truyền thống không cố tình bảo thủ, không bằng mọi giá bảo vệ quyền lợi của riêng mình, mà rất muốn mọi việc phải thật sự khách quan, minh bạch, đúng pháp luật và hợp lý.

“Vì thế, rất mong Phó Thủ tướng tổ chức một buổi đối thoại trực tiếp với tất cả các doanh nghiệp vận tải (trong đó có cả Grab), các chuyên gia giao thông vận tải và lãnh đạo bộ, cơ quan tư pháp, nhằm làm rõ những nội dung cần phải chỉnh sửa, để tránh tình trạng “chạy chính sách”, vì lợi ích nhóm, gây lộn xộn, thiệt hại cho Nhà nước và xã hội”, đại diện VATA kiến nghị.

 

NHỮNG BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH

TAXI TRUYỀN THỐNG

TAXI CÔNG NGHỆ

Niên hạn sử dụng xe 8 năm (tại đô thị đặc biệt như Hà Nội, TP HCM)

20 năm

Phương tiện 6 tháng phải kiểm định 1 lần

Chu kỳ kiểm định từ 1-2 năm

Lái xe phải học nghiệp vụ, văn hóa kinh doanh, tập huấn, bổ túc tay lái.

Không

Lái xe phải có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ

Không

Lái xe phải mặc đồng phục, đeo bảng tên

Không

Phải đăng ký chất lượng dịch vụ với cơ quan quản lý chuyên ngành

Không

Tính cước bằng đồng hồ

Tính cước bằng ứng dụng

Đồng hồ tính tiền phải được kiểm định 1 lần/1 năm

Ứng dụng tính tiền không cần kiểm định

Giá cước ấn định, khi thay đổi phải xin phép

Không ấn định giá, thoải mái tăng giảm

Bắt buộc phải có Bộ phận quản lý, theo dõi an toàn giao thông

Không

Phương tiện trước khi đi kinh doanh phải được kiểm tra các điều kiện về an toàn

Không

Thời gian làm việc của lái xe 8 giờ/ngày, không chạy liên tục quá 4 giờ

Không áp dụng

Phải có bãi đỗ xe phù hợp phương án kinh doanh

Không

Bị cấm lưu thông ở một số tuyến đường

Không

Số lượng bị hạn chế bởi quy hoạch vận tải

Không hạn chế số lượng

Thuế GTGT 10%

Không chịu thuế GTGT

Khi lái xe vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh thì ngoài xử phạt đối với lái xe còn xử phạt cả doanh nghiệp

Không xử phạt doanh nghiệp

Phan Anh Tuấn

Bình luận

H182041953 - 07:53 03/11/2018

Tôi khiếp mấy ông taxi tt. Cách đây 10 ngày tôi đi vô Sài gòn. Ở cửa ra sân bay TSN có dãy bàn của mấy hãng taxi tt mời khách. Tôi mở app gọi G nhưng 10 phút kg vào được máy chủ ( hiện tượng kỳ lạ ở sân bay TSN). Tôi quay vào dãy dãy bàn taxi TT kêu xe về KS gần chợ Bến thành. Họ nói 200k. Nghĩ sân bay TSN cách trung tâm Sài gòn vài chục km như Nội bài tôi đồng ý đưa 200k. Xe ra khỏi sân bay thì vào được Grab và khi đó mới biết quãng đường của tôi hết 6.5km và G chỉ thu 64k. Điếng người với TXTT.

Trả lời

mr hung - 22:21 29/10/2018

thời đai 4.0 rồi fai đi theo cái mới có lợi cho người dân người tiêu dùng. còn cứ theo cái cũ thì lại có lợi cho 1 số cá nhân thôi.

Trả lời

Photo Nhật - 09:54 29/10/2018

Doanh nghiệp làm ăn chân chính thì đóng góp nghĩa vụ đầy đủ và cũng chỉ mong có một môi trường làm ăn công bằng, lành mạnh. Có khó quá chăng ?

Trả lời

Photo Nhật - 09:49 29/10/2018

Xã hội văn minh khi luật pháp tỏ ra công bằng, có lẽ Vinasun cũng chỉ cần một môi trường kinh doanh có cạnh tranh lành mạnh

Trả lời

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều