Tầm nhìn của Đảng về phát triển đất nước đến giữa thế kỷ XXI

Tầm nhìn là một năng lực cốt lõi cần có của bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào muốn lãnh đạo thành công sự nghiệp chính trị đã xác định và theo đuổi. Thành công của Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam 90 năm qua gắn liền với khả năng xác định tầm nhìn và hiện thực hóa tầm nhìn vào mỗi mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng ở từng thời kỳ cụ thể. Để đưa đất nước trở thành quốc gia phát triển hùng cường, phồn vinh vào giữa thế kỷ XXI, tầm nhìn của Đảng đang soi rọi toàn dân tộc vững bước tiến lên.

Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định phương hướng, con đường, mục tiêu chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam. Đó là ngọn đèn pha soi sáng, sợi chỉ đỏ dẫn đường, là cơ sở để tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc, động viên, cổ vũ nhân dân đứng lên trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ đổi mới, kế thừa, tiếp nối và phát triển con đường đã được xác lập, căn cứ vào điều kiện, bối cảnh, tình hình trong nước và thế giới, dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, Đảng ta đã xác định mục tiêu, tương lai, tầm nhìn về phát triển đất nước đến giữa thế kỷ XXI, hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1- Tầm nhìn, theo nguyên nghĩa là khoảng cách xa nhất mà mắt có thể nhìn thấy; nhưng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, tầm nhìn được hiểu không chỉ là khả năng nhìn xa về khoảng cách không gian, mà cả khoảng cách thời gian, là năng lực tiên liệu được tương lai, xác định được tương lai muốn đạt đến một cách có căn cứ, không phải là viển vông, mơ mộng. Đó là năng lực “nhìn xa, trông rộng”, năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình, dự báo, xác định được tổ chức mình hay đất nước mình sẽ như thế nào trong tương lai. Tương lai mà tầm nhìn xác định không phải là tương lai gần, ngắn trong một, hai năm tới mà là tương lai xa, có khoảng cách thời gian dài, ít cũng phải 10, 20 năm, một thời kỳ, một giai đoạn phát triển. Do đó, tầm nhìn thường gắn với chiến lược, là tầm nhìn chiến lược; gắn với mục tiêu, là cơ sở, định hướng cho việc xác định mục tiêu và các nhiệm vụ chiến lược cần phải thực hiện để đạt được tầm nhìn đó. Tầm nhìn còn gắn với sứ mệnh, thể hiện mong muốn, niềm tin vào vai trò, giá trị, ý nghĩa của sự tồn tại, phát triển tổ chức, đất nước mình trong tương lai.

Tầm nhìn là một trong những yêu cầu hàng đầu, một trong những phẩm chất quan trọng nhất của người lãnh đạo, nhất là người đứng đầu một tổ chức, một quốc gia, một đảng chính trị, nhất là đảng cầm quyền. Tầm nhìn của lãnh đạo quốc gia là năng lực xác định được tương lai đất nước, những đặc điểm, đặc trưng lớn, cơ bản của đất nước trong tương lai. Điều đó đòi hỏi phải dựa trên việc phân tích, đánh giá đúng bối cảnh, diễn biến của tình hình quốc tế, xu thế phát triển của thời đại; nhận diện những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đang đặt ra, những mâu thuẫn lớn, cơ bản cần phải giải quyết để phát triển đất nước. Bối cảnh, xu thế đó là cơ sở để xác định mục tiêu, nhiệm vụ cần phải thực hiện để đi đến tương lai. Tầm nhìn xa của lãnh đạo cũng là cơ sở, điều kiện về mặt thời gian cho việc xây dựng, chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng nắm bắt thời cơ, tạo bước phát triển nhảy vọt của cách mạng khi thời cơ đến. Thiếu tầm nhìn, không có sự chuẩn bị lực lượng thì sẽ không thể nắm bắt, tận dụng được thời cơ. Tầm nhìn xa của lãnh đạo đất nước còn là cơ sở bảo đảm cho sự kết nối, kế thừa, phát triển liên tục, nhất quán, không có mâu thuẫn, đứt đoạn giữa các kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ hằng năm, 5 năm, 10 năm trong một giai đoạn, một thời kỳ phát triển dài. Đồng thời, khi tầm nhìn của lãnh đạo, mục tiêu và nhiệm vụ đề ra đúng đắn, đáp ứng đúng lợi ích, nguyện vọng của nhân dân, hình ảnh tương lai tươi đẹp của đất nước sẽ có sức tập hợp, đoàn kết, cổ vũ, động viên mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh to lớn của cả dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian khổ, hy sinh để đạt tới tương lai đó.

Tầm nhìn đúng đắn, nhìn xa, trông rộng của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong 90 năm qua. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 đã xác định rõ tính chất, mục tiêu của cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ, đánh đuổi đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. Tầm nhìn đó phản ánh và giải quyết đúng những mâu thuẫn cơ bản, những yêu cầu quan trọng, cấp bách nhất của đất nước và nhân dân Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại, do đó đã giành được sự đồng tình, ủng hộ, sự tham gia tích cực của nhân dân, tạo nên phong trào cách mạng mạnh mẽ, mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, phong trào dân chủ 1936 - 1939. Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra (năm 1939), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, với tầm nhìn xa, sáng suốt của mình, đã dự báo, thấy trước sự thất bại của phe phát-xít sẽ mở ra cơ hội lớn cho cách mạng Việt Nam. Người đã tìm đường về nước, cùng với Đảng lãnh đạo cách mạng, đưa mục tiêu chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc lên hàng đầu; xây dựng Mặt trận Việt Minh, đoàn kết, phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân để vũ trang tuyên truyền gây ảnh hưởng cách mạng sâu rộng, tạo nên cao trào cách mạng sôi động và khi thời cơ đến (phát-xít Nhật đầu hàng Đồng minh), đã làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc Viêt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do.

Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm đình Tân Trào (năm 1961), nơi Người đã chủ trì Quốc dân đại hội quyết định Tổng khởi nghĩa và bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng. Nguồn: Tư liệu TTXVN

Khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta (cuối năm 1945) và sau đó, đế quốc Mỹ thay thế Pháp, lập chính quyền Việt Nam cộng hòa ở miền Nam (năm 1954) chia cắt đất nước ta, đàn áp nhân dân ta ở miền Nam, gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với tầm nhìn chiến lược đã không bị động, bất ngờ, mà có sự chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ để giành được những thắng lợi vĩ đại trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên đoán Mỹ sẽ chỉ thua sau khi dùng B.52 đánh Hà Nội, nhờ đó mà quân và dân ta đã có sự chuẩn bị làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. Đây là những bài học lịch sử quý báu, truyền thống vẻ vang của Đảng, nhân dân và đất nước ta.

2- Hiện nay, Đảng ta đang chỉ đạo xây dựng dự thảo các văn kiện chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng, dự kiến tổ chức vào đầu năm 2021. Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội được yêu cầu không chỉ xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong 5 năm 2021 - 2025, mà còn phải xác định mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 (100 năm thành lập Đảng) và tầm nhìn đến giữa thế kỷ XXI, 100 năm Quốc khánh. Đây là chỉ đạo có ý nghĩa rất quan trọng, là sự kế thừa, phát huy những bài học kinh nghiệm, truyền thống quý báu của Đảng. Xác định tầm nhìn của Đảng về phát triển đất nước đến giữa thế kỷ XXI, thời gian từ nay đến đó còn 30 năm, còn qua nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng, là cơ sở bảo đảm sự kiên định về định hướng phát triển đất nước theo mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; bảo đảm sự nhất quán, kết nối, kế thừa và phát triển chủ trương, đường lối phát triển đất nước của Đảng qua các kỳ đại hội. Đây là yêu cầu, đòi hỏi đặc biệt quan trọng trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp; đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của đất nước, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc. Trong khi đó, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi..., khi thách thức trên con đường phát triển của đất nước còn nhiều, không thể xem thường.

Tuy nhiên, không phải đến nay, khi chuẩn bị các văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta mới đặt ra yêu cầu xác định tầm nhìn phát triển đất nước đến giữ

()

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều