7 dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu và 7 cách điều trị tự nhiên

Thiếu máu là bệnh của một cơ thể không có đủ hồng cầu khỏe mạnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu và chúng đều có thể được giải quyết.

Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy đi khắp cơ thể và loại bỏ carbon dioxide. Nếu  quá trình này diễn ra sai cách, cơ thể con người sẽ bị nhiễm độc. Khi cơ thể không được cung cấp đủ oxy hoặc bị giảm hồng cầu, sắc tố da cũng bị thay đổi và trông nhợt nhạt hơn. Điều này biểu hiện rõ nhất ở khuôn mặt, bàn tay và lưỡi.

 

Thiếu máu khiến cho tim hoạt động khó khăn hơn bình thường để bơm máu tới các bộ phận của cơ thể. Tim sẽ phải làm việc nhiều hơn và có thể dẫn đến nhịp tim không đều.

 

Thiếu máu sẽ khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn ở bên trong để tạo ra đủ năng lượng cho hoạt động bên ngoài mỗi ngày. Và điều này khiến chúng ta cảm thấy rất mệt mỏi.

 

Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều cần oxy và máu để hoạt động tốt. Não không phải là ngoại lệ. Nếu não không được cung cấp đầy đủ oxy, bạn sẽ không thể tỉnh táo hay tập trung tinh thần để suy nghĩ và làm việc.

 

Móng tay dễ gãy hoặc mọc dài theo hình dạng khác thường, đây có thể là một triệu chứng của bệnh thiếu máu. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến triệu chứng này.

 

Môi bị nứt nẻ - Phần lớn chúng ta cho rằng, môi khô hoặc nứt nẻ là do nhiệt độ lạnh và uống ít nước. Nhưng thực tế, thiếu máu cũng gây ra tình trạng này.

 

Thèm ăn những thứ bất thường và không hề có dinh dưỡng. Các nhà khoa học chưa đưa ra lời giải thích nào về lý do tại sao thiếu máu gây ra những cảm giác thèm ăn kỳ lạ này. Nhưng triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác thèm ăn bụi bẩn, đá phấn… Bạn sẽ thấy các bà bầu thường rất thèm ăn những thứ này.

 

Cách điều trị bệnh thiếu máu tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong đó, bạn sẽ cần cải thiện mức độ axit dạ dày khi cơ thể bạn không thể tiêu hóa thức ăn, dẫn đến việc hấp thụ kém các khoáng chất và vitamin, gồm cả sắt và B12.

 

Hội chứng rò rỉ ruột làm gia tăng tính thấm của lớp niêm mạc ruột non tại những chỗ bị viêm, gây kích thích các phản ứng quá mẫn cảm đối với thức ăn và hệ tiêu hóa, làm cho các nội độc tố và kháng nguyên đi thẳng mạch máu và trở lại gan để giải độc. Điều này gây nên sự quá tải ở gan, khiến cho các chất độc chỉ được xử lý một phần và phần còn lại tích tụ trong mô gan và mô mỡ.

 

Hãy tăng cường ăn các thực phẩm lên men có chứa probiotic - loại vi khuẩn tốt giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Những vi khuẩn này được biết đến để chữa lành niêm mạc ruột. Vậy bạn có thể thử các món như bắp cải muối, sữa chua hay pho mát tươi.

 

Loại bỏ các loại thực phẩm nhạy cảm có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa và gây ra hội chứng rò rỉ ruột.

 

Tăng cường ăn thực phẩm chứa Folate - một dạng vitamin B9, giúp nuôi dưỡng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh

 

Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B12 cũng là một yếu tố thiết yếu giúp các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. B12 có nhiều trong thịt, trứng, cá, đồ biển và sữa.

 

Bổ sung sắt - khoáng chất quan trọng giúp sản xuất tế bào hồng cầu. Như đã nêu trên thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu. Để bổ sung sắt cho cơ thể hãy chọn ăn những loại thịt đỏ, gan, rễ củ cải đỏ, rau diếp…

Theo Hoàng Lê/VOV.VN

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều