Mùi cơ thể tiết lộ điều gì về sức khỏe của bạn?

Thời tiết nắng nóng mùa hè thường khiến nhiều người không tự tin vì ra nhiều mồ hôi và xuất hiện những mùi cơ thể khó chịu.

Da đầu của bạn có mùi: Tóc của mọi người đôi khi có thể bị hôi. Nhưng một số người có mái tóc được mô tả có mùi như cá thối rữa hoặc tã bẩn. Các chuyên gia gọi đây là "hội chứng tóc có mùi". Vi khuẩn và nấm có thể là thủ phạm khiến da đầu tiết ra mùi hôi. Một số người cũng cho rằng mùi hôi gây ra bởi sự mất cân bằng nội tiết tố. Giải pháp tốt nhất là sử dụng chất kháng khuẩn và xà phòng chứa lưu huỳnh để làm sạch tóc và da đầu. Lưu huỳnh sẽ làm giảm độ dầu của da đầu và loại bỏ các vi khuẩn hoặc nấm, tác nhân kháng khuẩn sẽ ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

 

Mùi hôi từ vùng da dưới cánh tay: Cơ thể có ba loại tuyến mồ hôi có trong da là eccrine, apocrine và tuyến bã. Thông thường các tuyến eccrine tạo ra mồ hôi, trong hầu hết các trường hợp chúng không bốc mùi. Còn các tuyến apocrine chủ yếu ở nách, háng và trong khu vực xung quanh núm vú. Các tuyến này giải phóng mồ hôi để đáp ứng với các yếu tố khác nhau, bao gồm cả lo âu và căng thẳng về cảm xúc. Khi vi khuẩn trên da bắt đầu phá loại mùi hôi này, nó có thể gây ra mùi khó chịu. Đó là lý do tại sao mồ hôi của bạn có mùi hôi khi bạn lo lắng hoặc căng thẳng.

 

Hơi thở của bạn khiến mọi người khó chịu: Có thể có rất nhiều nguyên nhân gây ra hơi thở hôi, từ việc vệ sinh răng miệng kém đến thức ăn mà bạn đã ăn. Nhưng nếu bạn làm vệ sinh răng miệng đúng cách nhưng thấy mình liên tục bị hôi miệng, thì có thể có nguyên nhân ẩn đằng sau hơi thở. Hơi thở hôi dai dẳng có thể do bất kỳ điều kiện nào sau đây gây ra: Ăn một số loại thực phẩm như hành tây, tỏi và gia vị có thể gây ra hơi thở hôi; Ngưng thở khi ngủ, tình trạng ngủ này có liên quan chặt chẽ với bệnh tiểu đường, huyết áp cao và các bệnh tim khác; Một số bệnh ung thư và rối loạn chuyển hóa; Bạn bị viêm amiđan và bị nhiễm khuẩn có thể tạo ra mùi hôi.

 

Bạn không thể chịu được mùi nước tiểu của chính bạn: Nước tiểu không bao giờ có mùi thơm nhưng nguyên nhân gây ra mùi của nó có thể lành tính hoặc ác tính. Thông thường, nước tiểu nên có mùi rất giống như amoniac hoặc thậm chí nó không mùi. Nhưng nếu bạn nhận thấy nước tiểu có mùi khó chịu kèm theo đau và cảm giác nóng rát, hãy lên lịch hẹn khám bác sĩ phụ khoa/ tiết niệu. Bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Ngoài ra, một người có bệnh tiểu đường có thể có mùi nước tiểu ngọt.

 

Bạn bè bỏ chạy khi bạn cởi giày: Tuyến mồ hôi ở chân có nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trong cơ thể. Tuy nhiên, không giống như các tuyến mồ hôi khác trong cơ thể tiết ra chỉ để đáp ứng với nhiệt, tập thể dục, hoặc căng thẳng, các tuyến mồ hôi ở chân tiết ra tất cả các thời gian. Nhiều mồ hôi có nghĩa là “thực phẩm” nhiều hơn cho vi khuẩn tạo mùi phát triển. Mùi hôi gây ra bởi một loại nấm mọc trên lớp trên cùng của da chân của bạn.

 

Âm đạo có mùi tanh: Có rất nhiều điều có thể ảnh hưởng đến mùi âm đạo, đó có thể là bạn bị nhiễm trùng, vệ sinh kém. Có một số vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là nếu mùi hôi tanh nặng hơn mỗi khi đi vệ sinh. Điều này có thể chỉ ra nhiễm trùng nấm men hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) bao gồm nhiễm chlamydia. Nếu âm đạo của bạn có mùi tanh khác thường mỗi khi đi vệ sinh, hãy lên lịch hẹn với bác sĩ phụ khoa và việc điều trị sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán bệnh.

Theo Hải Yến/VOV.VN

 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều