Phụ nữ và những bài học đắt giá hậu Covid

(Mặt trận) - Hơn 2 năm khiến cả thế giới chao đảo, điểm tích cực duy nhất mà Covid mang lại có lẽ là giúp nhiều người vén màn những “điểm mù” trong cuộc sống. Nhiều chị em giật mình nhận ra những bài học về sức khỏe, hạnh phúc và tài chính đã bị coi nhẹ cho đến khi Covid xuất hiện.

Bài học số 1: Sức khỏe khi cần mới đầu tư thì đã muộn, tốn kém gấp bội

Sau 4 đợt dịch bùng phát, chị Cẩm Vân (Quận 1, TP. HCM) cuối cùng phải cảm thán “ai rồi cũng bị Covid”. Nhưng không may khi trước đó chị đã có tiền sử đau dạ dày, chủ quan không chữa đến nơi đến chốn nên khi mắc Covid, các triệu chứng bất ngờ trở nên nặng nề hơn. Tuy đã âm tính nhưng cơn đau vẫn dai dẳng, cả người nhức mỏi, chưa kể ho khan liên tục khiến dạ dày của chị càng bị dày vò khổ sở.

Sức khỏe hậu covid trở thành mối quan tâm hàng đầu của người dân hiện nay
Di chứng hậu Covid kéo dài bao lâu chưa biết nhưng sức khỏe của cả 2 vợ chồng chị Vân đều sụt giảm, thêm chi phí thuốc men, bồi bổ độn lên khiến chị Vân tiếc nuối “giá như”. Chị chia sẻ rằng bản thân đã từng rất chủ quan trước bệnh tật bởi vợ chồng chị vẫn còn trẻ, nhiều sức khỏe, giá như trước đây chị dành thời gian để chữa lành cái dạ dày thì đã không tốn kém nhiều như bây giờ.

Hiện tại, sinh hoạt của gia đình phải cắt giảm nhiều thứ để tập trung chữa bệnh. "Sức khỏe là thứ khi cần mới đầu tư thì đã muộn, bây giờ có tốn kém gấp bội thì cũng phải chữa dứt điểm. Quỹ tiết kiệm để lo học hành cho con giờ phải lấy ra dùng trước, sau này khỏe mạnh rồi lại đi kiếm lại chứ biết làm sao", chị Vân cho biết.

Bài học số 2: Cuộc đời quá ngắn ngủi, hạnh phúc là phải chủ động giành lấy

Chị Mai Hà, một nhân viên ngân hàng tại TP. HCM cho biết trước đây chị gần như không có thời gian cho bản thân: "Công việc bận rộn, ngày làm trên 10 tiếng, chưa kể chuyện nhà cửa con cái khiến mình gần như bù đầu. Áp lực cuộc sống khiến mình hay cáu gắt, to tiếng với chồng con. Không khí gia đình lúc nào cũng căng thẳng."

Cuộc sống mỗi ngày bình thường đa số chìm đắm trong chuyện cơm áo gạo tiền, thành công và thành tựu. Dịch bệnh Covid xuất hiện, thế giới ngưng trệ bởi giãn cách và cách ly với những ca mắc và tử vong được ghi nhận mỗi ngày khiến cho nhiều người bừng tỉnh, nhận thức sâu sắc về những rủi ro bất ngờ và nhận ra cuộc đời quá ngắn ngủi và thời gian thực sự quý giá.

Những thay đổi trong cuộc sống do Covid khiến chị Mai Hà dừng lại và tự ngẫm: "Gia đình bạn mình có những mất mát vì Covid. Mình nhận ra rằng nếu ngày mai có điều gì đó bất ngờ xảy ra thì rõ ràng đây không phải là cuộc sống mình mong muốn. Vì thế mình đã quyết định phải thay đổi."

Chị Hà xin chuyển đổi công việc về phòng giao dịch gần nhà hơn, sắp xếp công việc và sử dụng thời gian hiệu quả hơn, loại bỏ thói quen lướt web vô bổ. Để tranh thủ, chị lựa chọn tập yoga online, giải phóng tinh thần, học thêm kĩ năng mềm để giao tiếp tốt hơn với chồng con. "Cuộc sống là của mình, hạnh phúc nằm trong tay mình, mình phải chủ động giành lấy. Khi mình thay đổi, vui vẻ hơn thì 3 bố con nó cũng “hưởng xái” và bất ngờ thay đổi tích cực theo hướng mà mình muốn. Bây giờ nhà mình lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười", chị Hà hào hứng chia sẻ. “Thời gian không chờ đợi ai vì vậy nếu định làm gì thì nên làm ngay bởi biết đâu đến một ngày sẽ chẳng còn cơ hội thực hiện.”

Bài học số 3: Kiếm được thì phải giữ được.

May mắn hơn gần 70% người lao động bị giảm thu nhập vì Covid, chị Thu Trang (Hoàn Kiếm, Hà Nội) không bị giảm lương, nhưng thu nhập vẫn giảm đáng kể do không còn có khoản thưởng từ công ty, và chồng chị thì cũng bị giảm thu nhập do khó khai thác được những hợp đồng mới.

Sức khỏe của chị Trang vốn không tốt, hai con của chị cũng hay ốm đau vặt nên một năm chị chi khá nhiều cho viện phí thuốc men, học hành. Từ ngày thu nhập sụt giảm, chị suy nghĩ lại về bài toàn tài chính cho gia đình hơn.

"Khi thu nhập sụt giảm thì những khoản chi phí như phình to ra. Bài toán tài chính gia đình là làm thế nào để giảm thiểu những khoản chi, bao gồm những khoản “phòng thân" cho ốm đau bệnh tật phát sinh. Tiêu tốn cho sức khỏe thì không nói trước được. Tích lũy bao nhiêu cũng có thể đội nón ra đi. Kiếm được tiền thì cũng phải giữ được tiền.” chị Trang chia sẻ.

Với suy nghĩ đó, chị Trang quyết định bảo vệ “nguồn đầu vào” của mình chính là khả năng lao động và sức khỏe của 2 vợ chồng: “Tôi trích một phần thu nhập bình thường dành để tích lũy, tham gia bảo hiểm nhân thọ để phòng những rủi ro lớn, tích lũy và đảm bảo tương lai con cái. Tôi cũng mua luôn bảo hiểm sức khỏe đi kèm cho cả nhà để được chi trả khi đi khám chữa bệnh. Chi ra cũng chính là để giữ lại, không còn lo lắng nữa.

An Vui Sống Khỏe của Bảo Việt Nhân thọ
Chị Trang cho biết, đầu tháng 3 đã tham gia gói bảo hiểm “An Vui Sống Khỏe” với quyền lợi rộng, thanh toán cả trước, trong và sau điều trị, và bảo vệ ưu việt trước các bệnh nan y và ung thư. Chị nói: "Đây là một trong những thẻ bảo hiểm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tốt nhất mà chị đã tìm hiểu.”

“An Vui Sống Khỏe” là sản phẩm mới được Bảo Việt Nhân thọ - doanh nghiệp dẫn đầu thị phần bảo hiểm nhân thọ năm 2021, ra mắt vào tháng 3 năm nay, chi trả chi phí nội trú, ngoại trú, điều trị ung thư, cấy ghép nội tạng và thai sản, ... Đồng thời, đây là một trong số ít các sản phẩm được giảm phí tối đa 15% cho năm tiếp theo nếu như người tham gia không có yêu cầu bồi thường trong năm, số tiền chi trả lên đến 1 tỷ đồng/năm. Cuộc sống là 10% những điều xảy đến với ta và 90% là những gì ta phản ứng lại. Khi tham gia bảo hiểm, chuẩn bị sẵn phương án phòng ngừa và bảo vệ, cuộc sống tích cực và an tâm hơn.

Covid đã thay đổi hoàn toàn và tác động mạnh mẽ đến cuộc sống. Mỗi người có một chiêm nghiệm và bài học khác nhau. Dù bài học đó là gì, cuộc sống tốt hơn khi chúng ta luôn luôn có sự học hỏi từ trải nghiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng, kể cả kiến thức, tinh thần và thể chất để vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội.

Thông tin chi tiết về sản phẩm An Vui Sống Khỏe xem TẠI ĐÂY

HN

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều