Xử trí thế nào khi trẻ bị say nắng, say nóng

Bạn đọc hỏi: Say nắng, say nóng nguy hiểm như thế nào? Cách xử trí khi trẻ bị say nắng, say nóng?
 Thời tiết nắng nóng có thể dẫn tới say nắng, say nóng. Ảnh: TTXVN.
Theo TS.BS Lê Ngọc Duy, Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, mùa hè là thời điểm rất thích hợp cho trẻ học tập, khám phá, vui chơi và hoạt động thể chất; tuy nhiên trong những ngày nắng nóng, khi trẻ hoạt động nhiều ngoài trời rất dễ bị cảm nắng, say nắng. Cảm nắng, say nắng thậm chí có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Theo đó, khi trẻ ở quá lâu ngoài trời nắng, tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy khiến trung tâm điều hoà thân nhiệt của cơ thể bị rối loạn và gây nên tình trạng mất nước.

Khi bị say nắng, trẻ thường có dấu hiệu mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu… Thân nhiệt của trẻ có thể lên tới 39,5 độ hoặc cao hơn. Trẻ cũng có thể có các dấu hiệu khác như: Da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi), mạnh nhanh… tình trạng nặng hơn, trẻ có thể hôn mê, rối loạn ý thức. Thậm chí, người bị say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc di chứng thần kinh nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

Để phòng say nắng, say nóng cho trẻ trong những ngày nắng nóng, bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ nên cho trẻ ở trong nhà thoáng khí, mát mẻ; tránh để cho trẻ hoạt động vui chơi, thể chất ngoài nắng quá lâu.

Nếu trẻ cần ra ngoài, cho trẻ đội mũ vành rộng, quần áo sáng màu, chất vải nhẹ nhàng. Nếu trẻ đi biển, cha mẹ không cho trẻ tắm vào thời điểm nắng nóng từ 10 - 16 giờ.

Đặc biệt, nếu thấy trẻ rơi vào tình trạng say nắng, cần lập tức đưa trẻ vào vùng râm mát, thông thoáng và tìm cách hạ thân nhiệt cho trẻ như: Chườm mát băng khăn mát, nới lỏng quần áo, bù nước và các dung dịch điện giải bằng đường uống... Nếu trẻ trong tình trạng nặng cần gọi sự trợ giúp của cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Theo TN/Báo Tin tức

 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều