Cuộc sống ở Vũ Hán - “tâm chấn” dịch corona sau 1 tuần bị phong tỏa

Trong một tuần kể từ khi thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị phong tỏa, cuộc sống thường ngày của người dân ở đây đã có nhiều thay đổi.
Với nhiều người, dịch virus corona mới bùng phát khiến họ phải tìm cách để sơ tán khỏi thành phố này cho tới khi dịch bệnh qua đi. Tuy nhiên, với những người khác, đây là lúc họ quyết định ở lại để giúp những người nhiễm chủng virus này - cơn dịch càn quét khắp Trung Quốc khiến gần 10.000 người nhiễm bệnh và 213 người thiệt mạng.
Thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị phong tỏa để hạn chế sự lây lan của chủng virus corona mới. Ảnh: AFP

2 giờ sáng 23/1, các nhà chức trách thông báo lệnh giới hạn đi lại với người dân Vũ Hán, đóng cửa sân bay, ga tàu và các phương tiện công cộng của thành phố này. Cùng với Vũ Hán, các thành phố khác ở tỉnh Hồ Bắc cũng đưa ra các quy định này một vài ngày sau đó.

Khoảng 5 triệu người đã rời Vũ Hán trước khi thành phố này bị phong tỏa do dịch bệnh bùng phát và Tết Nguyên đán hay còn gọi là Lễ hội mùa xuân ở Trung Quốc diễn ra, trong khi 9 triệu người vẫn ở lại, các nhà chức trách Hồ Bắc cho biết.

Một trong những người ở lại này là Liang Liang. Ông Liang Liang đã cùng với 4.000 tình nguyện viên khác dành thời gian và ô tô của họ để chở các nhân viên y tế và vận chuyển các thiết bị tới các bệnh viện.

Việc dừng hoạt động các phương tiện công cộng khiến các bệnh nhân và các nhân viên y tế gặp khó khăn trong việc đi lại. Một số nhóm trong WeChat đã được lập nên để kết nối các tài xế, giống như ông Liang Liang với những người cần đi lại.

Ngày 29/1, trở về nhà lúc 22h sau một ngày dài kiệt sức, ông Liang Liang cho biết ông tình nguyện làm vậy sau khi chứng kiến những nỗ lực của các nhân viên y tế.

"Những video và những bức ảnh cho thấy các nhân viên y tế đang làm việc trong những điều kiện vô cùng tồi tệ và thiếu các trang thiết bị bảo vệ. Tôi cảm thấy rất đau lòng khi chứng kiến những hình ảnh như vậy", ông Liang Liang chia sẻ.

Tuần trước, ông Liang Liang đã chở khoảng 100 nhân viên y tế và vận chuyển hàng chục nghìn khẩu trang cùng hàng nghìn trang phục bảo hộ tới các bệnh viện. Một số tài xế tình nguyện thường bắt đầu làm việc từ lúc 5h sáng và trở về nhà vào lúc nửa đêm.

Bất chấp những khuyến cáo của các nhà chức trách là nên ở trong nhà, những tài xế tình nguyện đang đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm cao khi họ tiếp xúc với cả các bác sĩ và các bệnh nhân.

"Nếu nói rằng không lo lắng về việc bị lây nhiễm là nói dối. Tôi có lo lắng chứ. Nhưng trong tình hình này, động lực để tôi giúp đỡ người khác còn lớn hơn những lo lắng về sức khỏe của tôi. Dù vậy, tôi cũng hy vọng mình sẽ may mắn và không bị nhiễm bệnh", ông Liang Liang nói.

Việc phong tỏa Vũ Hán cũng gây nên những khủng hoảng ban đầu nhưng 1 tuần sau đó, người dân Vũ Hán cho biết họ vẫn có đủ lương thực. Vấn đề lớn nhất là cần thêm các sản phẩm như thuốc tẩy rửa và dược phẩm.

"Tôi ra ngoài 1 lần/tuần để mua đồ. Thực phẩm thì rất dễ mua nhưng khẩu trang và thuốc thì không", Wang Wei - một giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong ở Vũ Hán cho biết.

Ngoài những lo ngại về sức khỏe, người dân cũng phải đối diện với những lo lắng thường trực.

Ông Wang chia sẻ ông vô cùng lo sợ khi ông phát hiện ra ai đó mà ông đã tiếp xúc phải nhập viện vì cúm.

"Tôi rất sợ. Ông của một người bạn của tôi đã chết vì bệnh viêm phổi cấp này".

Với Crystal Yu, một sinh viên tốt nghiệp ngành marketing, cho biết việc phong tỏa Vũ Hán đã khiến cơ hội nghề nghiệp của cô tan vỡ.

Yu đến Vũ Hán từ Milan hồi tháng 1/2020 để đón Năm mới cùng gia đình. Theo kế hoạch, cô sẽ bắt đầu vị trí thực tập trong một công ty ở Hong Kong đầu tháng 2 nhưng giờ thì cô không thể rời đi.

Tại Đại học Vũ Hán, nơi có khoảng 200 du học sinh vẫn ở trong ký túc, các khu chợ vẫn được mở và những suất cơm hộp vẫn được phát cho mọi người.

Rana Waqar Aslam, một du học sinh đến từ Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) chia sẻ anh vẫn rời ký túc để ra ngoài mua một số đồ dùng nhưng hầu hết sinh viên đều hạn chế ra ngoài vào thời điểm này. Anh cũng không liên lạc với Đại sứ quán để sơ tán nhưng việc thành phố bị phong tỏa buộc anh phải hủy bỏ chuyến đi khắp Trung Quốc đã được lên kế hoạch.

"Rõ ràng một vài người đang hoảng sợ nhưng không phải là tất cả", Rana Waqar Aslam cho biết.

Trong khi đó, Sultanuzzaman - một điều phối tình nguyện viên của cộng đồng Bangladesh ở Vũ Hán cho biết có khoảng 370 công dân ở đây, trong đó có 20 trẻ em đang chờ nhận được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao Trung Quốc để rời khỏi thành phố này.

"Chúng tôi rất lo ngại. Tất cả người nước ngoài đầu nên sơ tán bởi nếu ai đó bị nhiễm bệnh, họ hầu như có rất ít lựa chọn do những rào cản về ngôn ngữ”, anh Sultanuzzaman khẳng định.

Bài học xương máu cho Trung Quốc từ dịch SARS đến viêm phổi lạ corona

Dịch virus viêm phổi chủng mới corona 2019-2020 tiếp tục là bài học xương máu cho Trung Quốc sau đại dịch SARS chết người vào...

Phản ứng của Trung Quốc khi WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Trung Quốc khẳng định nước này hết sức coi trọng việc phòng chống dịch bệnh này và đã thực thi các biện pháp toàn diện...

Theo Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)

Thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị phong tỏa để hạn chế sự lây lan của chủng virus corona mới. Ảnh: AFP

2 giờ sáng 23/1, các nhà chức trách thông báo lệnh giới hạn đi lại với người dân Vũ Hán, đóng cửa sân bay, ga tàu và các phương tiện công cộng của thành phố này. Cùng với Vũ Hán, các thành phố khác ở tỉnh Hồ Bắc cũng đưa ra các quy định này một vài ngày sau đó.

Khoảng 5 triệu người đã rời Vũ Hán trước khi thành phố này bị phong tỏa do dịch bệnh bùng phát và Tết Nguyên đán hay còn gọi là Lễ hội mùa xuân ở Trung Quốc diễn ra, trong khi 9 triệu người vẫn ở lại, các nhà chức trách Hồ Bắc cho biết.

Một trong những người ở lại này là Liang Liang. Ông Liang Liang đã cùng với 4.000 tình nguyện viên khác dành thời gian và ô tô của họ để chở các nhân viên y tế và vận chuyển các thiết bị tới các bệnh viện.

Việc dừng hoạt động các phương tiện công cộng khiến các bệnh nhân và các nhân viên y tế gặp khó khăn trong việc đi lại. Một số nhóm trong WeChat đã được lập nên để kết nối các tài xế, giống như ông Liang Liang với những người cần đi lại.

Ngày 29/1, trở về nhà lúc 22h sau một ngày dài kiệt sức, ông Liang Liang cho biết ông tình nguyện làm vậy sau khi chứng kiến những nỗ lực của các nhân viên y tế.

"Những video và những bức ảnh cho thấy các nhân viên y tế đang làm việc trong những điều kiện vô cùng tồi tệ và thiếu các trang thiết bị bảo vệ. Tôi cảm thấy rất đau lòng khi chứng kiến những hình ảnh như vậy", ông Liang Liang chia sẻ.

Tuần trước, ông Liang Liang đã chở khoảng 100 nhân viên y tế và vận chuyển hàng chục nghìn khẩu trang cùng hàng nghìn trang phục bảo hộ tới các bệnh viện. Một số tài xế tình nguyện thường bắt đầu làm việc từ lúc 5h sáng và trở về nhà vào lúc nửa đêm.

Bất chấp những khuyến cáo của các nhà chức trách là nên ở trong nhà, những tài xế tình nguyện đang đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm cao khi họ tiếp xúc với cả các bác sĩ và các bệnh nhân.

"Nếu nói rằng không lo lắng về việc bị lây nhiễm là nói dối. Tôi có lo lắng chứ. Nhưng trong tình hình này, động lực để tôi giúp đỡ người khác còn lớn hơn những lo lắng về sức khỏe của tôi. Dù vậy, tôi cũng hy vọng mình sẽ may mắn và không bị nhiễm bệnh", ông Liang Liang nói.

Việc phong tỏa Vũ Hán cũng gây nên những khủng hoảng ban đầu nhưng 1 tuần sau đó, người dân Vũ Hán cho biết họ vẫn có đủ lương thực. Vấn đề lớn nhất là cần thêm các sản phẩm như thuốc tẩy rửa và dược phẩm.

"Tôi ra ngoài 1 lần/tuần để mua đồ. Thực phẩm thì rất dễ mua nhưng khẩu trang và thuốc thì không", Wang Wei - một giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong ở Vũ Hán cho biết.

Ngoài những lo ngại về sức khỏe, người dân cũng phải đối diện với những lo lắng thường trực.

Ông Wang chia sẻ ông vô cùng lo sợ khi ông phát hiện ra ai đó mà ông đã tiếp xúc phải nhập viện vì cúm.

"Tôi rất sợ. Ông của một người bạn của tôi đã chết vì bệnh viêm phổi cấp này".

Với Crystal Yu, một sinh viên tốt nghiệp ngành marketing, cho biết việc phong tỏa Vũ Hán đã khiến cơ hội nghề nghiệp của cô tan vỡ.

Yu đến Vũ Hán từ Milan hồi tháng 1/2020 để đón Năm mới cùng gia đình. Theo kế hoạch, cô sẽ bắt đầu vị trí thực tập trong một công ty ở Hong Kong đầu tháng 2 nhưng giờ thì cô không thể rời đi.

Tại Đại học Vũ Hán, nơi có khoảng 200 du học sinh vẫn ở trong ký túc, các khu chợ vẫn được mở và những suất cơm hộp vẫn được phát cho mọi người.

Rana Waqar Aslam, một du học sinh đến từ Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) chia sẻ anh vẫn rời ký túc để ra ngoài mua một số đồ dùng nhưng hầu hết sinh viên đều hạn chế ra ngoài vào thời điểm này. Anh cũng không liên lạc với Đại sứ quán để sơ tán nhưng việc thành phố bị phong tỏa buộc anh phải hủy bỏ chuyến đi khắp Trung Quốc đã được lên kế hoạch.

"Rõ ràng một vài người đang hoảng sợ nhưng không phải là tất cả", Rana Waqar Aslam cho biết.

Trong khi đó, Sultanuzzaman - một điều phối tình nguyện viên của cộng đồng Bangladesh ở Vũ Hán cho biết có khoảng 370 công dân ở đây, trong đó có 20 trẻ em đang chờ nhận được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao Trung Quốc để rời khỏi thành phố này.

"Chúng tôi rất lo ngại. Tất cả người nước ngoài đầu nên sơ tán bởi nếu ai đó bị nhiễm bệnh, họ hầu như có rất ít lựa chọn do những rào cản về ngôn ngữ”, anh Sultanuzzaman khẳng định.

Bài học xương máu cho Trung Quốc từ dịch SARS đến viêm phổi lạ corona

Dịch virus viêm phổi chủng mới corona 2019-2020 tiếp tục là bài học xương máu cho Trung Quốc sau đại dịch SARS chết người vào...

Phản ứng của Trung Quốc khi WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Trung Quốc khẳng định nước này hết sức coi trọng việc phòng chống dịch bệnh này và đã thực thi các biện pháp toàn diện...

()

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều