Luật Chống tham nhũng luôn được hoàn thiện

Năm ngoái, Đạo luật bổ sung cho Hiến pháp liên quan đến phòng ngừa và ngăn chặn tham nhũng BE.2561 của Thái Lan đã chính thức có hiệu lực, thay thế Đạo luật cơ bản năm 1999 về chống tham nhũng và những sửa đổi khác (OACC cũ). Luật mới hầu như giữ nguyên các sửa đổi quan trọng năm 2015 trong OACC hình sự hóa hành vi đưa hối lộ của các pháp nhân. Theo đó, các pháp nhân bao gồm cả các tập đoàn, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với khoản hối lộ quan chức nhà nước Thái Lan, quan chức nhà nước nước ngoài và quan chức các tổ chức liên chính phủ. Một bổ sung quan trọng trong Luật chống tham nhũng mới là các pháp nhân được bảo vệ theo luật hiện nay bao gồm cả pháp nhân nước ngoài, nghĩa là áp dụng cho các tổ chức được đăng ký ở nước ngoài nhưng hoạt động ở Thái Lan.

Một thay đổi quan trọng khác trong Luật mới là Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (NACC) được tạo điều kiện để tìm kiếm hợp tác quốc tế trong các cuộc điều tra của họ. Những thay đổi này rất quan trọng, vì các cuộc điều tra chống tham nhũng thường xuyên biên giới, liên quan đến một số quốc gia và cơ quan quản lý.

Luật chống tham nhũng mới cũng quy định việc thành lập Quỹ Chống tham nhũng quốc gia nhằm hỗ trợ chi phí điều tra của NACC, trao thưởng cho những người cung cấp thông tin chống tham nhũng và tổ chức các chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức chống tham nhũng trong xã hội Thái Lan.

Cũng trong năm ngoái, Rwanda đã thông qua luật chống tham nhũng được đánh giá là cụ thể và đầy đủ nhất từ trước tới nay. Trước đây, các điều khoản chống tham nhũng chỉ được quy định trong Bộ luật Hình sự. Việc thông qua luật này là một trong những thành tựu lập pháp lớn nhất của Quốc hội, không phải vì đó là bộ luật quan trọng nhất, mà là tác động lớn của nó đối với xã hội.

 

Một poster chống tham nhũng tại Rwanda

So với Bộ luật Hình sự hiện hành, luật mới chống tham nhũng, đặc biệt là tại Điều 1, nhằm ngăn chặn và trừng phạt tham nhũng trong các cơ quan công quyền, các tổ chức tư nhân, xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế hoạt động hoặc muốn hoạt động ở Rwanda, toàn diện hơn, công phu hơn và khó khăn hơn.

Không giống như Bộ luật Hình sự hiện hành giới hạn định nghĩa và hành vi phạm tội và các hình phạt tương ứng, luật mới về các cơ chế phòng chống tham nhũng áp dụng trên tất cả lĩnh vực, cụ thể là cơ quan công cộng, tổ chức phi chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế hoạt động ở Rwanda.

Để đạt được hiệu quả này, Điều 3 đã đưa ra một chuỗi cơ chế phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan nhà nước: Thực hiện các hoạt động minh bạch; nộp báo cáo cho cơ quan hữu quan; thực hiện các hoạt động đã được quy định trong công tác phòng và chống tham nhũng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; cung cấp bất kỳ thông tin nào được yêu cầu bởi tổ chức khác; bảo đảm đối xử bình đẳng với công dân và cung cấp dịch vụ kịp thời. Điều khoản này trao cho Văn phòng Thanh tra trách nhiệm quy định xử phạt hành chính đối với lãnh đạo của bất kỳ cơ quan nào không tuân thủ các cơ chế trước đó.

Luật Chống tham nhũng mới định nghĩa tham ô là: Bất kỳ người nào, dù là công chức hay đại lý phụ trách dịch vụ công hoặc làm việc trong các cơ quan công cộng, sĩ quan hoặc nhân viên một tổ chức thương mại, một công ty hoặc một hợp tác xã, một đại lý của cá nhân, tổ chức dựa trên tôn giáo hoặc bất kỳ tổ chức nào khác tham ô tài sản cá nhân hoặc tài sản của người khác, quỹ hoặc chứng khoán được ủy thác. Khi bị kết án, đối tượng phải chịu án tù với thời hạn không dưới 7 năm và bị phạt tiền từ 3 - 5 giá trị tương đương giá trị tài sản tham ô.

Quan trọng nhất, Điều 21 của Luật mới quy định tham nhũng là một trọng tội và không có thời gian xóa vụ án tham nhũng. Việc truy tố phải diễn ra cho đến khi tội lỗi hoặc sự vô tội của bên bị buộc tội được xác định.

Theo Đạt Quốc/Báo Đại biểu Nhân dân

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều