Thời tiết cực đoan: Khi nào và khu vực nào xuất hiện mây dông, sét?

Mây dông và sét là hiện tượng khí quyển phức tạp, xảy ra nhiều hơn vào ban ngày, nhất là xế trưa hoặc chiều tối.

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, dông là hiện tượng khí quyển phức tạp, bao gồm sự phóng điện trong đám mây hay giữa các đám mây với nhau và giữa các đám mây với mặt đất, tạo ra hiện tượng chớp và sấm, thường kèm theo gió mạnh và mưa lớn, đôi khi có mưa đá.

 Hiện tượng mây giông.

Trường hợp sự phóng điện xảy ra giữa đám mây và mặt đất người ta gọi là sét. Ở những vùng có dông, các yếu tố khí tượng thường thay đổi đột ngột như sự giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm không khí, đột biến của khí áp, hướng và tốc độ gió.

Dông được hình thành khi có đối lưu mạnh, sự phát triển đối lưu ở trong mây có ý nghĩa rất lớn đối với sự tạo ra giông.

 

Hiện tượng sấm, chớp.

 Địa hình cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh và phát triển mây dông. Vùng đồi núi, vùng tiếp giáp với đồi núi ở hướng đón gió là nơi dông thường xuất hiện nhiều.

 Giông cũng xảy ra nhiều hơn vào ban ngày, nhất là xế trưa hoặc chiều tối.

Giông thường đem lại hệ quả rõ rệt nhất là mưa rào với cường độ lớn, đóng góp quan trọng vào lượng mưa tổng cộng. Điểm đặc biệt là do sự phóng điện trong khí quyển, các chất khí có trong thành phần không khí kết hợp thành muối Nitrát hay Amôniắc theo mưa rơi xuống làm tăng độ phì của đất.

Theo Nguyễn Ngân/VOV.VN

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều