Sứ Dứu Hạ Thái - Thanh Hoa Chí Chính hình (Bài 8)

(Mặt trận) - Không phải bất cứ sản phẩm sứ Thanh Hoa nào sản xuất ở trấn Cảnh Đức vào đầu đời Nguyên cũng được liệt vào nhóm sứ Thanh Hoa Chí Chính hình. Vào năm 1950, khi một tiến sĩ người Mỹ tên là Popper, lấy cặp bình tai voi sứ Thanh Hoa đời Nguyên do người Anh sưu tập để làm tiêu chí phân loại, thì ông cũng dựa thêm vào một số vật phẩm đang có ở bảo tàng tại Iran và Thổ Nhĩ Kỳ để làm tiêu chí khu biệt như.

Đầu tiên đó phải là loại sứ Thanh Hoa có kích thước lớn. Theo các nhà nghiên cứu về mỹ thuật gốm sứ thế giới, thì loại này được sản xuất theo các đơn đặt hàng chuyên biệt của các cơ sở tôn giáo, và giới quý tộc ở vùng Tây Á. Nó được làm ra để phục vụ cho nhu cầu tôn giáo và sinh hoạt của tầng lớp quý tộc theo đạo Hồi.
Sau kích cỡ là tiêu chí về chất lượng sứ, nó phải là những vật phẩm có màu sứ trắng tinh khôi, với độ quang trạch tốt nhất. Theo khảo cứu từ một số mảnh vỡ của sứ Thanh Hoa khai quật được ở trấn Cảnh Đức cho thấy, loại sứ này có thân cốt trắng mịn, độ dày của lớp men sứ gần bằng độ dày của cốt phôi.       
Sứ Thanh Hoa Chí Chính hình phải được làm từ hai loại khoáng chất cobal: Loại khai thác tại vùng Samarra ở Iran cho ra hoa văn màu xanh tươi. Loại khoáng chất cobal khai thác từ Thổ Nhỉ Kỳ cho ra hoa văn màu xanh xám. Trong đó, loại khoáng chất cobal khai thác tại vùng Samarra ở Iran là cao cấp nhất. Đây cũng là nơi được công nhận là sản địa của “Sumaliqing” (dịch của từ gốc “smalt” - nghĩa là pha Lê xanh), là loại nguyên liệu cobal tinh khiết nhất được dùng để tạo màu xanh tươi dưới men cho sứ Thanh Hoa đời Nguyên.

 
 

Hai loại nguyên liệu tạo màu cho hoa văn dưới men vừa nêu trên có cùng một đặc tính đặc biệt là: khi phôi lên màu, mặt lớp men hiện lên những vệt sáng nhấp nhô không đều nhau, khiến cho chỗ đậm nhạt của họa tiết phát sinh hiệu ứng nhìn như hình 3D. Theo tương truyền, thì đây là những loại nguyên liệu rất đắt tiền. Nó được đổi ngang với vàng, và chỉ để gia công cho những sản phẩm cao cấp phục vụ cho nhu cầu sử dụng của giới quý tộc và tầng lớp thị dân giàu có đương thời.

 
 

Trong số 40 vật phẩm sứ Thanh Hoa đời Nguyên được lưu giữ tại bảo tàng trong một cung điện ở Thổ Nhĩ Kỳ, thì chỉ có hơn 10 món được xếp vào hạng Chí Chính hình. Đều đó cho thấy đây là những vật phẩm truyền thế và rất hiếm gặp trong dân gian.
Sau loại Chí Chính hình là loại sứ Thanh Hoa cũng được làm từ nguyên liệu cobal của vùng Samarra. Nó được các thương nhân vùng Tây Á đem nguyên liệu cobal tới Trung Hoa, đặt gia công sứ Thanh Hoa phục vụ cho nhu cầu đời sống và thị hiếu thẩm mỹ của tầng lớp thị dân giàu có của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, để cho giá thành sản phẩm không bị đẩy lên cao chót vót như sứ Chí Chính hình, dòng sứ Thanh Hoa này được làm với chất lượng sứ vừa phải. Nó không có màu trắng tinh khôi, mà mang một màu trắng hơi ngả sang vàng. Tuy nhiên, hiệu ứng như hình ảnh nổi của màu xanh Thanh Hoa được làm ra từ nguyên liệu cobal Samarra cũng lung linh không thua kém gì dòng sứ Chí Chính hình, nên được thế giới vô cùng ưa chuộng.

 

Những vật phẩm này đã có một thời lênh đênh trên biển, cập vào các cảng thuộc các nước vùng Tây Á, châu Âu, và Đông Phi, và đã tạo nên sự danh giá cùng với tiếng tăm lừng lẫy cho gốm sứ Thanh Hoa đến tận ngày nay.

Mời Quý độc giả chiêm ngưỡng thêm một số hình minh hoạ:

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật Thanh Quang

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều