Tại sao phải về quê ăn Tết?

Tờ National Geographic có bài viết lý giải vì sao Tết Nguyên đán thường thúc đẩy cuộc di cư hàng năm lớn nhất hành tinh ở Trung Quốc cũng như hoạt động di chuyển ở nhiều nước châu Á. 

Tết Nguyên đán không chỉ được tổ chức ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nước châu Á. Theo truyền thống, Tết là thời gian để đoàn tụ gia đình, với rất nhiều thực phẩm và một số hoạt động kỷ niệm rất sôi động. Tết Nhâm Dần 2022 diễn ra vào thứ Ba, ngày 1.2. 

Xuân quê hương. Ảnh: Vũ Đức Phương 
Đón Tết Nguyên đán như thế nào?

Trung Quốc hiện đại dùng Dương lịch giống như hầu hết thế giới. Tuy nhiên, những ngày lễ của nước này được điều chỉnh theo âm lịch, có thể đã được sử dụng từ đầu thế kỷ 21 trước Công nguyên. 

Tết Nguyên đán được tổ chức ở Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc), cũng như ở Hàn Quốc, Việt Nam, Singapore, Indonesia, Malaysia và những nơi có đông người Hoa sinh sống. Dù cách đón Tết Nguyên đán thay đổi theo từng quốc gia, nhưng chủ yếu tập trung vào chủ đề đoàn tụ và hy vọng.

Tết Nguyên đán được tổ chức như thế nào?

Với người Trung Quốc, lễ hội mùa xuân kéo dài trong 40 ngày, với nhiều lễ nhỏ và nghi lễ. Riêng Tết Nguyên đán là kỷ nghỉ chính thức dài 7 ngày. Vào thời khắc giao thừa, các gia đình Trung Quốc có một bữa cơm đoàn viên tụ họp đại gia đình. Đây được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong năm, thường được tổ chức tại nhà của thành viên cao nhất trong đại gia đình.

Tết Nguyên đán ngày nay đang dần hiện đại hơn nhưng truyền thống hàng thiên niên kỷ vẫn rất phổ biến ở Trung Quốc và các nước khác. Ở Trung Quốc có phong tục đốt pháo để xua đuổi niên thú (Nian). Tuy nhiên, truyền thống này không còn quá phổ biến trong những năm gần đây do các quy định nhằm ngăn chặn ô nhiễm không khí đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp pháo hoa.

Màu đỏ được dùng trong quần áo và đồ trang trí để đảm bảo sự thịnh vượng và mọi người tặng nha hongbao hay bao lì xì có tiền mặt.

Ở Hàn Quốc, mọi người làm súp bánh gạo để tưởng nhớ tổ tiên  trong lễ Seollal. Trong khi đó, Tết Nguyên đán của người Việt, hoa đóng một vai trò quan trọng trong những lễ kỷ niệm, theo National Geographic. 

Tết Nguyên đán thậm chí đã tạo ra một hình thức đi lại riêng. Trong suốt thời gian di chuyển mùa xuân, hàng trăm triệu người Trung Quốc trở về quê nhà của họ để đoàn tụ gia đình và đón năm mới.

Trong những năm qua, hàng tỉ du khách đã tham gia giao thông bằng đường bộ trong khoảng thời gian 40 ngày Xuân vận. Được xem là cuộc di cư của con người lớn nhất thế giới, Xuân vận thường gây ùn tắc ở các tuyến đường, nhà ga tàu hỏa, sân bay...

Tuy nhiên, năm nay, đại dịch COVID-19 tiếp tục tác động đến xu hướng này. Chính phủ Trung Quốc không khuyến khích đi lại khi thực thi các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt và ban hành các quy định xét nghiệm, cách ly nghiêm ngặt như một phần của chính sách "Zero-COVID" nước này đang triển khai.

Trung Quốc ước tính 1,18 tỉ người sẽ đi lại trong dịp lễ hội mùa xuân năm nay. Dù con số này chưa bằng một nửa của năm 2019, nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc lưu ý rằng lượng du khách đã tăng 36% so với năm 2021. Đây là bằng chứng về ý nghĩa lâu dài của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đối với những người gắn kỳ nghỉ này với may mắn và tình yêu thương. 

Theo THANH HÀ/Lao động

 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều