|
Đoàn giám sát Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam giám sát việc triển khai Dự án 1 tại Huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận |
Huyện Ninh Phước là huyện trọng điểm nông nghiệp của tỉnh, nằm phía Nam tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 10km, phía Đông giáp biển đông, phía Tây giáp huyện Ninh Sơn, phía Nam giáp huyện Thuận Nam. Tổng diện tích tự nhiên 342,3km; có 08 xã và 01 thị trấn, với 65 thôn, khu phố. Tổng số hộ hành chính trên địa bàn huyện 41.179 hộ/161.850 khẩu. Trong đó dân tộc thiểu số là 12.043 hộ, chiếm tỷ lệ 34,44% so với dân số toàn huyện. Đồng bào dân tộc sống xen kẽ lẫn nhau, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện
Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, chỉ đạo, giúp việc thực hiện Chương trình ở cấp huyện: UBND huyện đã kịp thời ban hành Quyết định số 180/QĐ-UBND ngày 14/02/2022 về việc thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 huyện Ninh Phước; Quyết định số 146/QĐ-UBND ngày 20/02/2024 về việc điều chỉnh thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 huyện Ninh Phước; Quyết định số 1629/QĐ-UBND ngày 05/9/2022 về việc thành lập Tổ công tác về giải quyết vốn các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 huyện Ninh Phước; phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên Ban chỉ đạo, phân định rõ trách nhiệm của các ban, ngành và địa phương trong triển khai thực hiện Chương trình. Chỉ đạo Văn phòng HĐND và UBND huyện là cơ quan thường trực Chương trình theo dõi, tham mưu triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chủ động phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan và tăng cường công tác chỉ đạo từ huyện đến xã, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả và kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác tham mưu và tổ chức thực hiện thực hiện từng Chương trình.
UBND huyện ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND ngày 30/12/2022, về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn huyện, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ trì, hướng dẫn, phối hợp, tổ chức thực hiện từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình đảm bảo hiệu quả; UBND các xã tổ chức triển khai thực hiện và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện cho các cơ quan chủ trì và Cơ quan Thường trực chương trình. Thường xuyên tổ chức các cuộc họp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, những khó khăn, vướng mắc không thể tháo gỡ được đề nghị UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh, các Sở, ban ngành liên quan hướng dẫn, đôn đốc các ngành, địa phương triển khai thực hiện các dự án đã được hướng dẫn; ban hành các văn bản chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể và thời gian hoàn thành các nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đã bám sát các văn bản, chế độ quy định, đảm bảo cho các dự án triển khai thực hiện đạt chất lượng và hiệu quả, ưu tiên cho các thôn đặc biệt khó khăn của huyện.
Công tác truyền thông, tuyên truyền về Dự án 1 và tổng thể Chương trình: UBND huyện ban hành Kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 13/9/2022 về việc truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị và địa phương đã chủ động, phối hợp triển khai công tác tuyên truyền thường xuyên, rộng khắp bằng nhiều hình thức trực quan như pa nô, phóng sự, trang tin hoặc thông qua các hội nghị, hội họp nhằm tuyên truyền sâu rộng, giúp người dân đã nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của Chương trình và vai trò chủ thể của mình, tạo sự đồng thuận cao trong việc tham gia thực hiện Chương trình.
Từ năm 2022 - 2024, UBND huyện đã tổ chức 03 đoàn kiểm tra, Ban Dân tộc HĐND huyện tổ chức 01 đoàn kiểm tra. Qua kiểm tra, giám sát UBND các xã, thị trấn và các hộ dân thụ hưởng Chương trình, cho thấy việc triển khai chương trình trên địa bàn luôn được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân; Các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND cấp xã đã tập trung chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn quản lý, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao trách nhiệm của công dân.
Kết quả thực hiện Dự án 1
Trong năm 2022 – 2023, huyện đã thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 39 hộ (gồm: Phước Thái 06 hộ, Phước Hải 04 hộ, Phước Hậu 18 và Phước Vinh 11 hộ); Về hỗ trợ chuyển đổi nghề: 139 hộ (gồm: Phước Thái 61 hộ, Phước Hải 24 hộ, Phước Hữu 04, Phước Hậu 15, Phước Vinh 26 hộ và thị trấn Phước Dân 09 hộ); Về hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: 48 hộ (gồm: Phước Thái 07 hộ, Phước Hải 08 hộ, Phước Hữu 07, Phước Hậu 12 và Phước Vinh 14 hộ); Hàng năm, căn cứ Quyết định phê duyệt danh sách của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn lựa chọn đối tượng thực hiện dự án, đăng kí nhu cầu nguồn vốn thực hiện với UBND huyện. Tổng vốn giao năm 2022, 2023 là 4.137,75 triệu đồng Trong đó: Vốn đầu tư phát triển 1.530 triệu đồng, đã giải ngân 1.530 triệu đồng, đạt 100%; Vốn sự nghiệp: 1.856,75 triệu đồng (gồm: Vốn ngân sách Trung ương: 1.856,75 triệu đồng; vốn huyện đối ứng: 0 triệu đồng); do không còn đối tượng thực hiện, khó khăn trong việc triển khai thực hiện, đã chuyển nguồn thực hiện dự án khác 707,75 triệu đồng theo Nghị quyết 111/2024/QH15 của Quốc hội, còn lại 1.149 triệu đồng (gồm: Vốn ngân sách Trung ương: 1.149 triệu đồng; vốn huyện đối ứng: 0 triệu đồng). Đến nay, giải ngân 1.149 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.
Về hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề: Huyện không có điều kiện thực hiện hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ dân, thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề chăn nuôi (bò, dê, cừu, gà) cho 108 hộ/1.080 triệu đồng, với định mức 10 triệu đồng/01 hộ.
Về hỗ trợ nước sinh hoạt: Thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 23 hộ/48 hộ (xã Phước Vinh: 11 hộ và xã Phước Hậu: 12 hộ), với kinh phí 69 triệu đồng; Thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung cho 600 hộ dân 03 khu phố (khu 6, Mỹ Nghiệp và khu phố 13) vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc thị trấn Phước Dân, với kinh phí trên 3.648 triệu đồng, đến nay đã phân bổ và giải ngân 2.317 triệu đồng, đạt 100% vốn phân bổ. Công trình được bàn giao tạm thời cho Công ty Cổ phần cấp nước Ninh Thuận quản lý, vận hành theo công văn số 2268/UBND-KTTH ngày 22/5/2024 của UBND tỉnh.
Nhìn chung, được sự quan tâm của UBND Tỉnh, các sở, ngành tỉnh, cùng với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, ban, ngành Huyện và UBND các xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Công tác xây dựng và ban hành các Chương trình, Kế hoạch, các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Huyện ủy, HĐND huyện đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Công tác triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã thực sự tạo được những bước chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo của người dân, thúc đẩy kinh tế phát triển, trình độ dân trí, chất lượng nguồn lao động được nâng cao; chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Chương trình đã góp phần tích cực trong công tác giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống được quan tâm;... Kết quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân từ chỗ trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển sang chủ động, tích cực trong các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
trong thời gian tới, huyện Ninh Phước tiếp tục tổ chức quán triệt, thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân và đối tượng có liên quan về Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện Chương trình; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu chính quyền cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp để thực hiện Chương trình bảo đảm mục tiêu và hiệu quả cao. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và địa phương trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, dự án có liên quan trên địa bàn huyện, lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Huy động tối đa nguồn lực của các cấp, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng để thưc hiện chương trình. Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình đảm bảo hiệu quả và tuân theo các quy định hiện hành.
Quốc Hiển