|
Cuộc sống đang dần đổi thay ở bản làng người Mông tại xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông (Ảnh: Báo Dân tộc và Phát triển) |
Đam Rông là huyện miền núi của tỉnh Lâm Đồng, có 08 đơn vị hành chính cấp xã, với 53 thôn, trong đó: 6 xã khu vực I, 2 xã khu vực III (Đạ Long và Liêng Srônh), 27/53 thôn đặc biệt khó khăn. Dân số của huyện đến thời điểm hiện nay là 58.706 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 38.202 người, chiếm 65,07% dân số; toàn huyện có 30 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Tổng số vốn bố trí thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2024 tại huyện Đam Rông là 214.965 triệu đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển: 149.116 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 65.848,65 triệu đồng. Năm 2024, nguồn vốn ngân sách Nhà nước phân bổ cho địa phương là 102.438 triệu đồng; gồm 33.902 triệu đồng vốn năm 2022 - 2023 chuyển sang và 68.536 triệu đồng vốn năm 2024. Số vốn đối ứng của nhân dân trong năm nay đạt 2.950 triệu đồng; cụ thể, đối ứng làm nhà ở: 2.400 triệu đồng (60 căn nhà), đối ứng các dự án, chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng và chuỗi giá trị: 870 triệu đồng.
Tính đến ngày 21/11/2024, đã giải ngân được 44.539 triệu đồng, đạt 43%; trong đó: vốn đầu tư phát triển: 37.591 triệu đồng, đạt 73,7%; vốn sự nghiệp: 6.948 triệu đồng, đạt 13,51%. Dự kiến đến ngày 31/01/2025 giải ngân được 63.950 triệu đồng, đạt 62,4%, trong đó: vốn đầu tư phát triển: 48.534 triệu đồng, đạt 95,1%; vốn sự nghiệp: 15.416 triệu đồng, đạt 30%.
Về thực hiện Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; tổng số vốn được giao năm 2024 là 7.608 triệu đồng; trong đó, vốn đầu tư công là 2.761 triệu đồng (vốn năm 2023 chuyển sang: 33 triệu đồng, vốn năm 2024: 2.728 triệu đồng), vốn sự nghiệp là 4.847 triệu đồng (vốn năm 2023 chuyển sang: 1.992 triệu đồng, vốn năm 2024: 2.855 triệu đồng). Đến nay, Dự án đã giải ngân được 2.840 triệu đồng (trong đó, vốn đầu tư công: 2.761 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 80 triệu đồng).
UBND huyện giao phòng Lao động, Thương bình và Xã hội phối hợp, hướng dẫn với các UBND xã tiến hành tổ chức rà soát, bình xét thứ tự ưu tiên đúng chế độ chính sách, tổng hợp danh sách, thẩm định các hộ đủ điều kiện nhận hỗ trợ, tham mưu UBND huyện phê duyệt danh sách các hộ thụ hưởng hỗ trợ nhà ở theo kế hoạch để làm căn cứ thực hiện. Tổng kinh phí thực hiện nội dung hỗ trợ nhà ở năm 2023 - 2024 là 9.937 triệu đồng cho 216 căn nhà xây mới/216 hộ (năm 2023:156 căn, tổng kinh phí 7.209 triệu đồng, năm 2024: 60 căn, tổng kinh phí 2.761 triệu đồng). UBND huyện phân bổ vốn cho xã Liêng Srônh hỗ trợ xây dựng 77 căn, xã Đạ Rsal 20 căn, xã Rô Men 37 căn, xã Đạ Mrông 19 căn, xã Đạ Long 31 căn, xã Đạ Tông 32 căn.
UBND các xã cũng đã thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 278 hộ thiếu nước sinh hoạt với số tiền 556 triệu đồng; cụ thể Đạ Long 46 hộ, Đạ Tông 26 hộ, Đạ Mrông 106 hộ, Liêng Srônh 106 hộ. Đồng thời, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã thực hiện cho 316 hộ vay với tổng số tiền là 20.267 triệu đồng theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022.
Về hỗ trợ nhà ở, dự kiến trong năm 2025, huyện Đam Rông tập trung thực hiện nội dung hỗ trợ nhà ở cho 65 hộ với tổng vốn 3.030 triệu đồng.
Do nguồn hỗ trợ làm nhà từ ngân sách Nhà nước thấp (46 triệu đồng), trong khi các hộ thụ hưởng nội dung hỗ trợ đều làm nhà hầu hết là hộ nghèo DTTS không có kinh phí tích lũy nên chưa chú trọng kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng công trình. Các dự án, tiểu dự án vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình có nguồn vốn ít, kéo dài, không có chi phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng gây khó khăn cho việc thực hiện. Một bộ phận người dân còn trông chờ vào sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước nên không tự nguyện đăng ký nhu cầu vay vốn; một số hộ không dám vay
Để triển khai thực hiện tốt Chương trình trong thời gian tới, các cấp huyện Đam Rông sẽ tiếp tục tăng cường rà soát các nội dung về Chương trình, nhất là các chính sách về hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt tại Dự án 1 nhằm đánh giá sát thực mức độ hiệu quả của Chương trình để từ đó có kiến nghị, đề xuất phù hợp nhằm tăng tính hiệu quả trong triển khai thực hiện, như: kiến nghị mở rộng thêm đối tượng hỗ trợ là hộ cận nghèo DTTS ở vùng DTTS và miền núi, hộ cận nghèo dân tộc Kinh ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn; nâng định mức hỗ trợ nội dung chuyển đổi nghề. Đồng thời, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, khơi dậy tinh thần tự
Hải Phương