|
Những đổi thay ở vùng đồng bào DTTS và miền núi từ nguồn lực các chương trình mục tiêu quốc gia (Nguồn: baochinhphu.vn)
|
Tại Điều 1 của Thông tư này, cụ thể sửa đổi, bổ sung các nội dung sau:
1. Đối với các quy định chung:
- Sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 55/2023/TT-BTC trong thực hiện các dự án phát triển sản xuất: trường hợp giao chủ dự án tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ để thực hiện dự án phát triển sản xuất được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện CTMTQG.
- Sửa đổi nội dung quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 55/2023/TT-BTC do việc kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước hiện nay đã thực hiện theo Thông tư số 17/2024/TT-BTC ngày 14/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Sửa đổi bổ sung quy định cụ thể một số nội dung chi và mức chi chung dành cho thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại điểm e khoản 2 Điều 4 Thông tư số 55/2023/TT-BTC. Theo đó, chi thù lao cho các hoạt động tập luyện, biểu diễn của diễn viên, người tham gia cuộc thi, ngày hội, giao lưu, liên hoan, trình diễn, tái hiện, thực nghiệm như sau:
Thù lao luyện tập chương trình mới: Mức thù lao cho 01 buổi tập chương trình mới là 75.000 đồng/người/buổi/4 giờ. Trường hợp buổi tập không đảm bảo 04 giờ, mức thù lao cho 01 buổi tập chương trình mới là 60.000 đồng/người/buổi. Số buổi tập tối đa cho một chương trình mới là 10 buổi.
Mức thù lao cho 01 buổi biểu diễn lưu động đối với vai chính là 100.000 đồng/người. Số lượng tuyên truyền viên đóng vai chính trong các chương trình biểu diễn lưu động do Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thông tin triển lãm hoặc Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp tỉnh, cấp huyện quyết định.
Mức thù lao cho 01 buổi biểu diễn lưu động đối với các vai diễn khác là 80.000 đồng/người.
2. Đối với CTMTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025
- Sửa đổi, bổ sung Điều 9 (chi phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân): Nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ đối với các hoạt động phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các hoạt động lâm nghiệp được sử dụng vốn sự nghiệp cho Tiểu dự án 1.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 46 (biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín) thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 10 mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg và hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc. Riêng đối với chi tặng quà cho các điển hình tiên tiến: Mức chi tối đa trị giá 500.000 đồng/người/lần và không quá 02 lần/năm.
- Sửa đổi điểm a khoản 5 Điều 14 (hỗ trợ tổ chức các hoạt động thu hút đầu tư, hội chợ, triển khai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi): Thông tư số 80/2022/TT-BTC ngày 30/12/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn về định mức sử dụng kinh phí từ nguồn NSNN và quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư được áp dụng thay cho Thông tư số 171/2014/TT-BTC ngày 14/11/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ NSNN để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/12/2024.
Diễm Hồng