|
Nhiều hộ dân ở vùng núi Thanh Hóa cần hỗ trợ đất sản xuất (Nguồn: baodantoc.vn) |
Theo đó, điều chỉnh và phân bổ vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương năm 2022, 2023 được Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 và năm 2024 của một số dự án thuộc Chương trình từ các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần không còn đối tượng thực hiện hoặc không đủ điều kiện tỷ lệ giải ngân vốn theo quy định, điều chỉnh giảm: 89.011,40 triệu đồng. Trong đó, điều chỉnh giảm:
Dự án 1 (Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt): 10.890,35 triệu đồng.
Dựa án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị): 10.306,39 triệu đồng.
Dự án 5 (Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực): 46.907,83 triệu đồng.
Dự án 6 (Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch): 3.463,58 triệu đồng.
Dự án 7 (Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em): 1.926,14 triệu đồng.
Dự án 8 (Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em): 300,00 triệu đồng.
Dự án 9 (Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn): 14.384,01 triệu đồng.
Dự án 10 (Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình): 751,00 triệu đồng.
Số vốn điều chỉnh giảm nêu trên (89.011,40 triệu đồng) phân bổ lại cho Tiểu dự án 1 - Dự án 4 (Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi).
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 15/10/2024.
Diễm Hồng