|
Toàn cảnh lớp tập huấn (Ảnh minh họa)
|
Theo đó, đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng gồm: Ban giám sát cộng đồng xã, đại diện cộng đồng, người dân, cộng tác viên giảm nghèo, các tổ duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng tại thôn, bản; người có uy tín trong cộng đồng, ưu tiên cho người dân tộc thiểu số (DTTS) và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực. Cán bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc ở các cấp (bao gồm cán bộ thuộc các cơ quan, ban, ngành chủ trì và tham gia tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình) và cán bộ các tổ chức đoàn thể, lực lượng cốt cán, người có uy tín trong cộng đồng tham gia vào quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình.
Nội dung đào tạo bồi dưỡng: Nhóm cộng đồng gồm 13 chuyên đề; nhóm cán bộ triển khai thực hiện Chương trình ở các cấp gồm 10 chuyên đề. Nội dung đào tạo là tổng quan, quy trình triển khai dự án, tiểu dự án của Chương trình; quy trình, kỹ năng làm chủ đầu tư; nghiệp vụ đấu thầu, quản lý tài chính và thanh quyết toán; quy trình lập kế hoạch; kiểm tra giám sát và báo cáo kết quả thực hiện; các kỹ năng về phát triển cộng đồng và các nội dung liên quan khác cho cán bộ các cấp về thực hiện Chương trình.
Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương có liên quan căn cứ vào nhu cầu, điều kiện thực tế của từng địa phương mà lựa chọn tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng đảm bảo tính thiết thực, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với các đối tượng học viên và nội dung chuyên đề, biên soạn tài liệu để triển khai đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ các cấp về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Diễm Hồng