|
Bức tường bảo vệ khu di tích đã đổ nát. |
Về lịch sử
Nơi đây sử sách còn ghi về Cao Bá Quát (1809 – 1855), tên tự Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương tháng 12 năm 1854. Dưới chân núi Hoàng Xá, ông chỉ huy nghĩa quân chiến đấu với quân nhà Nguyễn do Lê Thuận lãnh binh Sơn Tây cầm đầu. Cao Bá Quát bị tử thương tại trận.
Tiếp là vị quan chính trực danh sỹ đời Duy Tân triều Nguyễn Cao Xuân Dục (1842 - 1923). Khi Hoàng Cao Khải theo Pháp muốn làm Phó Vương, bắt các quan trong triều phải ký vào biểu dâng lên vua. Cao Xuân Dục đã không ký. Ông bị gièm pha và bị giáng chức về làm tri phủ Quốc Oai. Sau khi ông mất, dân tạc tượng thờ ở giữa động Hoàng.
4 giờ 30 phút ngày 3/3/1947 trước khi lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã nghỉ tại chùa Một Mái ngay dưới chân núi Hoàng Xá.
Ngày 12/4/1949, dân quân du kích địa phương đã chiến đấu với hơn 2.000 quân xâm lược Pháp và tay sai. Ngày 15 tháng Ba âm lịch hàng năm là ngày nhân dân trong vùng tổ chức giỗ trận tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ những người đã ngã xuống bảo vệ từng tấc đất núi Hoàng.
Động Hoàng Xá cũng là nơi trong các cuộc kháng chiến Chính phủ chọn làm nơi cất giữ ngân khố và đặt Đài phát thanh phụ khi đài chính bị địch dội bom. Năm 1972, khi Đài TNVN tại Mễ Trì bị tấn công, nơi đây các phát thanh viên vẫn bình thản đọc những bản tin thời sự về cuộc kháng chiến theo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng đến với nhân dân trong cả nước và bạn bè khắp năm châu.
Về di sản văn hóa
Ngoài những hang động kỳ thú vẹn nguyên nét hoang sơ từ hàng ngàn đời do thiên nhiên ban tặng, quần thể di tích còn để lại nhiều công trình kiến trúc vô giá do bàn tay, khối óc tài hoa của những nghệ nhân dân gian vùng “đất trăm nghề” Hà Tây tạo dựng, gìn giữ qua nhiều thế hệ như chùa Một Mái; nhà thủy đình 8 mái giữa một vùng trời nước thơ mộng.
Quần thể di tích bây giờ ra sao? Theo sự chỉ dẫn của nhân dân trong vùng, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã tận mắt được chứng kiến cảnh hoang tàn, đổ nát của các hạng mục khó có thể tồn tại trong mùa mưa bão.
Cơ quan quản lý văn hóa tại địa phương cho biết, đây là di tích quốc gia đặc biệt nên việc trùng tu phải có ý kiến của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thoa và Du lịch. Chính quyền địa phương đã đề nghị với cơ quan có thẩm quyền nhiều lần về kế hoạch và phương án bảo vệ khẩn cấp nhưng chưa nhận được một sự phúc đáp nào cụ thể.
Một số hình ảnh về sự xuống cấp của di tích:
|
Nhà thủy đình 8 mái – Một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo do những nghệ nhân dân gian “đất trăm nghề” tạo dựng đang trơ cùng mưa nắng không một ai thương tiếc. |
|
Hang cất giữ ngân khố quốc gia một thời kháng chiến. |
|
Cổng chùa Một Mái, nơi Bác Hồ đã nghỉ lại ngày 3/3/1947 trước khi Người lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược. |
|
Mái chùa sắp sập. Người dân phải dùng cây chống tạm. |
ha noi di tich dong hoang xa quoc oai sap tro thanh phe tich |
Mái thủy đình 8 mái rêu phong mục nát. |
ha noi di tich dong hoang xa quoc oai sap tro thanh phe tich |
Di tích đang trở thành phế tích trước sự thơ ơ vô cảm của cơ quan quản lý văn hóa Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch. |
Theo Hải Đăng/Báo Xây dựng