Theo đó, tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản của SCB đạt hơn 567.894 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2018, tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về tổng tài sản trong nhóm các ngân hàng ngoài quốc doanh.
Dư nợ cho vay khách hàng của SCB đạt 333.879 tỷ đồng, tăng 10,06% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng đạt 438.287 tỷ đồng, tăng 13,9% so với đầu năm; phát hành giấy tờ có giá đạt 49.804 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2018.
Tính đến 31/12/2019, tổng số dư huy động thị trường 1 của SCB lên đến 488.700 tỷ đồng. Trong năm qua, SCB đã ra mắt sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi dài hạn, đồng thời là ngân hàng đầu tiên trên thị trường triển khai tính năng gửi thông tin sổ tiết kiệm online qua email khách hàng và tra cứu thông tin bằng cách quét mã QR trên sổ online.
Đối với các hoạt động phi tín dụng, thu phí dịch vụ tiếp tục là thế mạnh của SCB, đạt 1.227 tỷ đồng, tăng 38,5% so với đầu năm. Các hoạt động khác như kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán đầu tư đều tăng. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh ngoại hối của SCB tăng vượt bậc, từ 440 triệu đồng năm 2018 lên đến 69.055 triệu đồng năm 2019.
SCB đã phát hành tổng cộng 140.155 thẻ quốc tế, tăng trưởng 60,4% so với năm 2018. Trong đó, số lượng thẻ thanh toán phát hành mới đạt 98.502 thẻ và số lượng thẻ tín dụng phát hành mới đạt 41.653 thẻ. Doanh số thẻ tín dụng quốc tế đạt 10.486 tỷ đồng, thu nhập từ hoạt động thanh toán thẻ quốc tế đạt 152 tỷ đồng, hoàn thành 189,4% kế hoạch năm 2019.
Bên cạnh việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, SCB đã chủ động trích lập dự phòng với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 2.371 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của SCB trong Quý 4/2019 đạt gần 44 tỷ đồng, và trong năm 2019 đạt gần 198 tỷ đồng. SCB ưu tiên trích lập dự phòng nhằm đảm bảo nền tảng tài chính chắc chắn trong giai đoạn tái cơ cấu.
PV
()