Một đơn vị chuyên nhập khẩu trái cây cao cấp dự gọi vốn, tham vọng đưa mô hình bán trái cây như bán trang sức kiểu Nhật về Việt Nam

Theo Mia Fruit, Việt Nam vẫn có những giống trái cây đặc sản mà nếu canh tác đúng và kỹ càng, chất lượng không thua gì những trái cây đặc sản của Hàn Quốc hay Nhật. Vấn đề là người nông dân đang chạy theo năng suất và số lượng...

Mô hình bán trái cây như bán trang sức kiểu Nhật.

Xã hội phát triển, thu nhập gia tăng, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp tất yếu phát triển theo năm tháng. Nắm bắt xu thế đó, Việt Nam đã chứng kiến làn sóng startup ngành hàng F&B, nổi cộm lên là mô hình nhập khẩu thực phẩm sạch, organic và được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt theo quy chuẩn nước ngoài.

Khởi nghiệp từ năm 2013, CEO Mia Fruit – Nguyễn Ngọc Huyền – cũng xây dựng cho mình trang web nhập khẩu trái cây từ nước ngoài, tập trung tại nhóm khách hàng thượng lưu với 70% người mua VIP là các ngôi sao lớn của làng giải trí, tiếp sau là các chủ doanh nghiệp.

“Nói về đầu tư cho sức khỏe thì quan trọng nhất vẫn là việc ăn uống. Tức những cái con người đưa vào cơ thể và chúng quyết định đến 90% sức khoẻ, cao hơn gấp nhiều lần so với thói quen tốt như tập thể dục…

Chưa kể, Việt Nam bây giờ tương tự HongKong hay Singapore mấy chục năm về trước, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp của người dân cao, lúc này họ kiếm tiền nhằm gia tăng giá trị của bản thân mình bao gồm yếu tố sức khỏe, sự trải nghiệm trong cuộc sống.

Thậm chí có rất nhiều người nắm trong tay vài tỷ USD nhưng vẫn bất an, nói thẳng là vô cùng sợ chết!

Theo đó, Mia Fruit ra đời nhằm phục vụ nhu cầu này, trong xu thế người giàu tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng; và như vậy khi họ ăn trái cây cao cấp, nhập khẩu từ quốc gia lớn thì họ cảm thấy mình đang giàu lên chứ không phải đang mất tiền đi”, nữ CEO chia sẻ.

Là đơn vị đầu tiên mang nho mẫu đơn về Việt Nam năm 2015 cùng sức mua ngày càng tăng của các sản phẩm nhập khẩu trước đó, Mia Fruit đã nhận được lời mời tham gia chuỗi phân phối trái cây đến Việt Nam từ các hiệp hội xúc tiến thương mại, đại sứ quán của Úc, Nhật, Hàn quốc, Thổ Nhĩ Kỳ.

Tính đến hiện tại, hệ thống website Mia Fruit đã đạt lượng khách hàng ổn định khoảng 2.000 người, tỷ lệ đổi trả dưới 3% doanh số, và hoàn thiện các khâu bảo hành chất lượng, dịch vụ trái cây (đổi trả miễn phí, mua bán 24h, bảo quản như hướng dẫn mà hư miễn phí đổi trả…).

 

CEO Mia Fruit – Nguyễn Ngọc Huyền: "Khi họ ăn trái cây cao cấp, nhập khẩu từ quốc gia lớn thì họ cảm thấy mình đang giàu lên chứ không phải đang mất tiền đi".

Tiết lộ thêm, bà Huyền cho biết hiện nhận được lời hợp tác từ nhiều nhà đầu tư. Theo kế hoạch của hãng trong vòng khoảng 3 năm tới sẽ chính thức có một đợt gọi vốn cho Mia Fruit, nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường.

2019 sẽ mang mô hình bán trái cây như bán trang sức từ Nhật về Việt Nam

Chi tiết, Mia Fruit đặt mục tiêu mỗi thành phố lớn lớn có 1-2 chi nhánh, đồng nghĩa với việc cần 1-2 kho tổng để đi phân phối toàn thành phố.

Đặc biệt, dù xu hướng tiêu dùng online gia tăng song để phát triển bền vững, đặc biệt với mặt hàng thực phẩm cao cấp, Mia Fruit khẳng định sẽ xây dựng hệ thống cửa hàng trong tương lai không xa. Theo đó, doanh nghiệp sẽ lắng nghe và đáp ứng tốt hơn thị hiếu người dùng, hơn nữa khách hàng còn được trải nghiệm mua sắm – xu thế bán lẻ tất yếu trên thế giới đã được các thương hiệu lớn thực hiện.

Riêng năm 2019, Mia Fruit có kế hoạch phát triển thương hiệu, xuất phát cảm hứng từ mô hình trưng bày đã rất thành công tại Nhật, thông qua việc mở cửa hàng bán trái cây như bán trang sức. Tại đây, trái cây sẽ được trưng bày riêng biệt như trang sức một cách bắt mắt, ấn tượng; doanh nghiệp cũng có cơ hội khẳng định mạnh mẽ giá trị thương hiệu, đồng thời tạo thêm giá trị thông qua công tác bán kèm các sản phẩm gia tăng như bánh trái cây…

Tham vọng xây dựng ‘sàn giao dịch nông sản trực tuyến’, đưa nông sản Việt ra khu vực

Xa hơn, Mia Fruit còn hiến kế xây dựng ‘sàn giao dịch nông sản trực tuyến’ với sự phối hợp của nhiều tổ chức, cơ quan ban ngành; thông qua đó góp phần phát triển thị trường trái cây nội địa, đưa nông sản Việt ra khu vực.

“Dùng từ sàn thì thực ra nó chưa chính xác bởi vì Việt Nam chưa mở rộng việc cấp phép cho sàn thương mại nên Huyền gọi là nền tảng thương mại, giao thương giữa hai đầu - xuất đi và nhập vào”, bà Huyền phân trần.

Theo Mia Fruit, Việt Nam vẫn có những giống trái cây đặc sản mà nếu canh tác đúng và kỹ càng, chất lượng không thua gì những trái cây đặc sản của Hàn Quốc hay Nhật. Vấn đề là người nông dân đang chạy theo năng suất và số lượng, chuyển qua nhiều giống mới kiểu cao sản mà bỏ qua những loại giống trái cây đặc sản mình có mà người khác không có hoặc của mình ngon hơn người khác.

Như vậy, nếu qua trung tâm xúc tiến thương mại để xuất hàng, thông tin nguồn nông sản, trái cây tại Việt Nam rất hạn chế, khi các đơn vị (nhất là nước ngoài) tìm kiếm sẽ không ra kết quả gì cả.

Dự kiến qua năm 2020, Mia Fruit sẽ tiến xa hơn với việc gọi vốn để phát triển các lĩnh vực khác như sàn nông sản, xuất nhập khẩu tạo thành 1 hệ sinh thái vững mạnh. Hiện, Mia Fruit đã tiếp cận khá nhiều với khu vực nông sản nội, thông qua các chiến lược truyền thông trên thị trường và đến người nông dân, các cơ sở trồng trái cây chất lượng trong nước.

“Con đường đúng chính là tập trung phát triển những loại trái cây đặc sản, ngoài canh tác sạch, còn phải chăm sóc sao cho chúng vừa to đẹp lại vừa thơm ngon, tức là nâng cấp nông sản đặc sản và bán với giá cao, như người Nhật Bản Hàn Quốc đang làm”, bà Huyền gửi gắm.

Bà chủ Mia Fruit Nguyễn Ngọc Huyền và sáng kiến sàn đấu giá nông sản theo kiểu Nhật, ước mơ nâng tầm trái cây Việt Nam sánh ngang Hàn – Nhật

Mặc dù bây giờ, doanh thu chủ yếu của Mia Fruit đến từ việc nhập khẩu các loại trái cây đặc sản nước ngoài, nhưng...

“Con đường tơ lụa” “bán hàng cho chính mình” của bà chủ Mia Fruit với dịch vụ bảo hành trái cây cao cấp

Khi mối quan tâm về sức khỏe của người dân ngày càng được đặt lên hàng đầu cùng với việc nhu cầu tìm kiếm “thực...

Theo CafeBiz

()

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều