Tác động của dịch Corona, xuất khẩu rau quả “gay go”

Dịch bệnh do virus Corona khiến kinh tế nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề, nông sản ùn ứ, điều này đặt ra những vấn đề nội tại của ngành nông nghiệp.
Đề nghị hỗ trợ tiền điện bảo quản trái cây

Dịch viêm phổi cấp do virus corona ngay lập tức đã tác động mạnh đến giá nhiều loại nông sản, cụ thể là trái cây. Đơn cử như sầu riêng, trước Tết, giá đạt 70.000 đồng/kg, nay chỉ còn 40.000 đồng/kg; thanh long chỉ còn 3.000 - 4.000 đồng/kg; cá biệt, có nơi giá dưa hấu chỉ còn 1.000 đồng/kg.

Nhóm doanh nghiệp xuất khẩu trái cây đi Trung Quốc đã bị tê liệt do ảnh hưởng của dịch cúm Vũ Hán, các thương lái đặt mua ở vựa để xuất khẩu sang Trung Quốc phục vụ Rằm Tháng Giêng đã đặt cọc thì cũng bỏ luôn do giá xuống quá thấp.

Ông Nguyễn Đình Tùng, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam đề nghị: “Hiệp hội Rau quả Việt Nam kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào các thị trường khác; quy hoạch vùng trồng, làm tốt công tác bảo quản, riêng Bộ Công Thương hỗ trợ tiền điện cho những đơn vị tham gia bảo quản trái cây để vượt qua khó khăn.”

Các xe chở thanh long ùn ứ tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đánh giá, dịch cúm do virus corona đã tác động xấu đến hoạt động xuất nhập khẩu khi nhu cầu tiêu thụ giảm và vấn đề giao thương biên giới gặp khó khăn.

“Như chuỗi Starbucks ở Trung Quốc, đã đóng cửa rất nhiều cửa hàng dẫn đến nhu cầu về cafe giảm. Chuỗi cửa hàng như McDonald, KFC đặc biệt là ở Vũ Hán ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cá file trắng. Hoặc các nhà hàng khác Trung Quốc cũng vắng khách dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung giảm” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.

Cùng với nhu cầu tiêu thụ giảm, chợ biên giới mở cửa chậm hơn thường lệ. Việc đóng cửa chợ biên giới khiến việc trao đổi cư dân gián đoạn, đây là hình thức trao đổi quan trọng, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam.

Tiêu thụ trong nước và xuất khẩu chính ngạch

Bà Nguyễn Thị Phương - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Central Retail cho biết, Big C có 37 siêu thị ở 22 tỉnh, thành phố, hàng ngày tiêu thụ một lượng nông sản tương đối lớn. Trước ảnh hưởng của dịch cúm do virus corona đối với hoạt động xuất khẩu nông sản, BigC không đứng ngoài cuộc.

“Chúng tôi cam kết hỗ trợ tiêu thụ trong phạm vi tối đa với nông dân. Trong thời gian qua, chúng tôi cũng nhận được đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, Sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai hỗ trợ tiêu thụ thanh long, dưa hấu. Hiện tại, theo tôi, giá thanh long chưa đến mức tiêu cực, cụ thể, thanh long chúng tôi mua tại kho với giá 14.000 đồng/kg, dưa hấu 6000 đồng/kg” - bà Phương nói.

Thị trường trong nước cần được chú trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Trong bối cảnh này, các hợp tác xã, nông dân nên quay về thị trường nội địa và nghiêm túc với thị trường 100 triệu dân này. Nhiều hợp tác xã khi giá xuất khẩu lên thích bán sang Trung Quốc cho nhanh mà không muốn bán cho siêu thị vì hàng vào siêu thị phải qua nhiều khâu đàm phán, nhiều tiêu chuẩn, bà Phương phân tích thêm.

Xuất khẩu trái cây theo hình thức trao đổi cư dân biên giới được ưu đãi thuế VAT khi nhập khẩu vào Trung Quốc nên chiếm một tỉ trọng khá lớn. Với hình thức xuất khẩu trên thì chỉ còn cách đợi các chợ biên giới mở cửa trở lại. Gần đây đã xuất hiện tình trạng ùn ứ cục bộ. Giải pháp trước mặt là ưu tiên hỗ trợ bảo quản hàng và giải phóng hàng khi chợ biên giới mở cửa trở lại.

Bộ Công Thương đã vận động một số chủ hàng chuyển sang xuất khẩu chính ngạch để giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ và khuyến khích các doanh nghiệp chuyển qua xuất khẩu chính ngạch suốt 2 năm qua. Tuy nhiên, kết quả thu được là chưa nhiều. Các chủ hàng tương đối ngại ngần khi chuyển sang xuất khẩu chính ngạch vì sẽ mất thêm chi phí, đáp ứng thêm một số tiêu chuẩn về bao bì, nhãn mác.

Dịch bệnh do virus corona chủng mới đã những tác động tiêu cực đến kinh tế nông nghiệp và đặt ra những thách thức mới trong tái cơ cấu nông nghiệp. Đó là các vấn đề về hệ thống tiêu thụ nội địa, chế biến sâu và con đường xuất khẩu chính ngạch. Giải quyết đường những vấn đề này mới xây dựng được nền kinh tế nông nghiệp bền vững.

Dịch bệnh do virus corona chủng mới có tác hại rất lớn về kinh tế nông nghiệp. Thị trường Trung Quốc chiếm tới 24% trong tổng lượng nông sản Việt Nam xuất khẩu đi các nước.
Trong tháng 1/2020, lượng hàng nông sản xuất khẩu ang Trung Quốc đã giảm tới 14% giá trị, và kể từ sau Tết đến nay, con đường thông thương đã bị ngăn chặn để đảm bảo xử lý dịch bệnh - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết.
/.

Theo Phương Hoài/VOV.VN

Dịch viêm phổi cấp do virus corona ngay lập tức đã tác động mạnh đến giá nhiều loại nông sản, cụ thể là trái cây. Đơn cử như sầu riêng, trước Tết, giá đạt 70.000 đồng/kg, nay chỉ còn 40.000 đồng/kg; thanh long chỉ còn 3.000 - 4.000 đồng/kg; cá biệt, có nơi giá dưa hấu chỉ còn 1.000 đồng/kg.

Nhóm doanh nghiệp xuất khẩu trái cây đi Trung Quốc đã bị tê liệt do ảnh hưởng của dịch cúm Vũ Hán, các thương lái đặt mua ở vựa để xuất khẩu sang Trung Quốc phục vụ Rằm Tháng Giêng đã đặt cọc thì cũng bỏ luôn do giá xuống quá thấp.

Ông Nguyễn Đình Tùng, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam đề nghị: “Hiệp hội Rau quả Việt Nam kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào các thị trường khác; quy hoạch vùng trồng, làm tốt công tác bảo quản, riêng Bộ Công Thương hỗ trợ tiền điện cho những đơn vị tham gia bảo quản trái cây để vượt qua khó khăn.”

Các xe chở thanh long ùn ứ tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đánh giá, dịch cúm do virus corona đã tác động xấu đến hoạt động xuất nhập khẩu khi nhu cầu tiêu thụ giảm và vấn đề giao thương biên giới gặp khó khăn.

“Như chuỗi Starbucks ở Trung Quốc, đã đóng cửa rất nhiều cửa hàng dẫn đến nhu cầu về cafe giảm. Chuỗi cửa hàng như McDonald, KFC đặc biệt là ở Vũ Hán ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cá file trắng. Hoặc các nhà hàng khác Trung Quốc cũng vắng khách dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung giảm” - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nói.

Cùng với nhu cầu tiêu thụ giảm, chợ biên giới mở cửa chậm hơn thường lệ. Việc đóng cửa chợ biên giới khiến việc trao đổi cư dân gián đoạn, đây là hình thức trao đổi quan trọng, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam.

Tiêu thụ trong nước và xuất khẩu chính ngạch

Bà Nguyễn Thị Phương - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Central Retail cho biết, Big C có 37 siêu thị ở 22 tỉnh, thành phố, hàng ngày tiêu thụ một lượng nông sản tương đối lớn. Trước ảnh hưởng của dịch cúm do virus corona đối với hoạt động xuất khẩu nông sản, BigC không đứng ngoài cuộc.

“Chúng tôi cam kết hỗ trợ tiêu thụ trong phạm vi tối đa với nông dân. Trong thời gian qua, chúng tôi cũng nhận được đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, Sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai hỗ trợ tiêu thụ thanh long, dưa hấu. Hiện tại, theo tôi, giá thanh long chưa đến mức tiêu cực, cụ thể, thanh long chúng tôi mua tại kho với giá 14.000 đồng/kg, dưa hấu 6000 đồng/kg” - bà Phương nói.

Thị trường trong nước cần được chú trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Trong bối cảnh này, các hợp tác xã, nông dân nên quay về thị trường nội địa và nghiêm túc với thị trường 100 triệu dân này. Nhiều hợp tác xã khi giá xuất khẩu lên thích bán sang Trung Quốc cho nhanh mà không muốn bán cho siêu thị vì hàng vào siêu thị phải qua nhiều khâu đàm phán, nhiều tiêu chuẩn, bà Phương phân tích thêm.

Xuất khẩu trái cây theo hình thức trao đổi cư dân biên giới được ưu đãi thuế VAT khi nhập khẩu vào Trung Quốc nên chiếm một tỉ trọng khá lớn. Với hình thức xuất khẩu trên thì chỉ còn cách đợi các chợ biên giới mở cửa trở lại. Gần đây đã xuất hiện tình trạng ùn ứ cục bộ. Giải pháp trước mặt là ưu tiên hỗ trợ bảo quản hàng và giải phóng hàng khi chợ biên giới mở cửa trở lại.

Bộ Công Thương đã vận động một số chủ hàng chuyển sang xuất khẩu chính ngạch để giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ và khuyến khích các doanh nghiệp chuyển qua xuất khẩu chính ngạch suốt 2 năm qua. Tuy nhiên, kết quả thu được là chưa nhiều. Các chủ hàng tương đối ngại ngần khi chuyển sang xuất khẩu chính ngạch vì sẽ mất thêm chi phí, đáp ứng thêm một số tiêu chuẩn về bao bì, nhãn mác.

Dịch bệnh do virus corona chủng mới đã những tác động tiêu cực đến kinh tế nông nghiệp và đặt ra những thách thức mới trong tái cơ cấu nông nghiệp. Đó là các vấn đề về hệ thống tiêu thụ nội địa, chế biến sâu và con đường xuất khẩu chính ngạch. Giải quyết đường những vấn đề này mới xây dựng được nền kinh tế nông nghiệp bền vững.

Dịch bệnh do virus corona chủng mới có tác hại rất lớn về kinh tế nông nghiệp. Thị trường Trung Quốc chiếm tới 24% trong tổng lượng nông sản Việt Nam xuất khẩu đi các nước.
Trong tháng 1/2020, lượng hàng nông sản xuất khẩu ang Trung Quốc đã giảm tới 14% giá trị, và kể từ sau Tết đến nay, con đường thông thương đã bị ngăn chặn để đảm bảo xử lý dịch bệnh - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết.
/.

()

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều