Hiệp định Giơnevơ - Thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam

Ngày này cách đây 68 năm, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến sự và lập lại hòa bình ở Đông Dương đã được ký kết.

Đây là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cách mạng cũng như lịch sử ngoại giao Việt Nam; đồng thời thể hiện khát vọng của Việt Nam về một nền hòa bình gắn với độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. 68 năm trôi qua, thời gian càng lùi xa, càng tôn vinh ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của Hiệp định Giơnevơ.

Ngày 4/5/1954, Phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn, đến Geneva (Thụy Sĩ) tham dự Hội nghị Geneva về Đông Dương, sau những diễn biến tích cực cho chiến thắng của quân đội Việt Nam tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 8/5/1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ được truyền đến Geneva. Sáng sớm 8/5/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán. Ảnh: Tư liệu TTXVN 
Kiên định mục tiêu cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong tình thế thù trong, giặc ngoài, vận mệnh của chính quyền cách mạng mới được thành lập như “ngàn cân treo sợi tóc”, bằng những nỗ lực ngoại giao tài tình, linh hoạt, mềm dẻo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã nhân nhượng những gì có thể để bảo vệ nền độc lập non trẻ và mong giữ được nền hòa bình cho đất nước vừa mới trải qua nạn đói khủng khiếp và tác động nặng nề của chiến tranh thế giới và ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Nhưng với dã tâm quyết cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh xâm lược trên cả đất nước Việt Nam.

Lá cờ đỏ sao vàng treo tại Trụ sở của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Geneva (Thụy Sĩ), năm 1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN 
Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể nhân dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên với ý chí “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ đầy hy sinh, gian khổ; với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính. Chiến thắng của quân và dân ta trên khắp các chiến trường mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử đã dẫn đến Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí độc lập, khát vọng tự do và yêu chuộng hòa bình

Ngày 8/5/1954, một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến sự và lập lại hòa bình ở Đông Dương khai mạc.

Khai mạc ngày 8/5/1954, Hội nghị Geneva về Đông Dương đã trải qua 75 ngày thương lượng căng thẳng với 31 phiên họp. Ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneva về Đông Dương được ký kết. Đây là văn kiện ngoại giao quan trọng yêu cầu các quốc gia tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và các nước Đông Dương. Trong ảnh: Toàn cảnh Hội nghị Geneva về Đông Dương tại Thụy Sĩ (1954). Ảnh: Tư liệu TTXVN 
Kiên định mục tiêu cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và các nước khác trên bán đảo Đông Dương, chúng ta đã kiên trì đấu tranh cho một giải pháp toàn diện bao gồm cả quân sự và chính trị.

Ngay từ ngày Hội nghị bắt đầu, đoàn ta đã chủ động triển khai nhiều hoạt động ngoại giao và vận động quốc tế.

 Ngày 8/5/1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ được truyền đến Geneva. Sáng sớm 8/5/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán. Trong ảnh: Quang cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Geneva về Đông Dương, ngày 8/5/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Sau 75 ngày thương lượng, qua 8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập đằng sau các hoạt động công khai, ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia được ký kết.

Ngày 21/7, Hội nghị Giơnevơ kết thúc, thông qua Tuyên bố chung bao gồm những nội dung quan trọng như đình chỉ chiến sự, lập lại, duy trì và củng cố hòa bình; tổng tuyển cử thống nhất đất nước và các vấn đề thi hành hiệp định cho toàn bộ Đông Dương. 

Ngày 8/5/1954, tin về kết quả Chiến dịch Điện Biên Phủ được truyền đến Geneva. Sáng sớm 8/5/1954, vấn đề Đông Dương chính thức được đưa lên bàn đàm phán. Trong ảnh: Phái đoàn Trung Quốc do Thủ tướng Chu Ân Lai (giữa) dẫn đầu, tại Phiên khai mạc Hội nghị Geneva về Đông Dương, ngày 8/5/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN 
Trong “Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Giơnevơ thành công” ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Hội nghị Geneva đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, các nước lớn đã phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam gồm độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Việc ký kết Hiệp định Hội nghị Giơnevơ là một thắng lợi to lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Lần đầu tiên, Chính phủ Pháp và "mỗi nước tham gia Hội nghị Hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ...", "tuyệt đối không can thiệp vào công việc nội trị" của Việt Nam; quân đội Pháp phải rút về nước, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương lớn và vững chắc cho nhân dân miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngày 20/7/1954, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến ở Việt Nam. Ngay sau đó, Hiệp định đình chiến ở Lào và Campuchia cũng được ký kết. Ảnh: Tư liệu TTXVN 
Thắng lợi tại Hội nghị Hội nghị Giơnevơ là thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí độc lập, khát vọng tự do và yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Đây cũng là thắng lợi của đường lối cách mạng, đường lối kháng chiến, đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; thắng lợi của chín năm kháng chiến trường kỳ gian khổ với những hy sinh to lớn của nhân dân ta.
  Ngày 19/7/1954, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng họp báo tại Trụ sở Phái đoàn Việt Nam ở Liên hợp quốc (Geneva, Thụy Sĩ) để thông báo về vấn đề thống nhất Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Hội nghị Giơnevơ 1954 cũng là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam khi lần đầu tiên bước lên vũ đài đàm phán đa phương với sự tham gia của các cường quốc, để bàn về các vấn đề liên quan đến quyền cơ bản của chính dân tộc mình. Trong bối cảnh tình hình thế giới và quan hệ quốc tế có nhiều diễn biến rất phức tạp, các nước lớn tham gia Hội nghị đều theo đuổi những mục tiêu và lợi ích khác nhau, Việt Nam đã giành được thắng lợi, mang lại những quyền lợi to lớn và chính đáng cho dân tộc.
Cuộc họp báo của Ủy ban quốc tế kiểm tra và giám sát đình chiến ở Việt Nam tại khách sạn Cát Bi (Hải Phòng) vào 14g30 chiều 13/5/1955 để thông báo về việc thực hiện Hiệp định Geneva trong thời gian 300 ngày trước đó. Ảnh: Tư liệu TTXVN 
Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ còn có ý nghĩa quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc. Trong bối cảnh phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ, việc một quốc gia nhỏ bé tự giải phóng mình khỏi chế độ thực dân, đấu tranh giành được các quyền dân tộc cơ bản trên bàn hội nghị quốc tế với các cường quốc, đã trở thành nguồn động viên, cổ vũ to lớn đối với các dân tộc thuộc địa, bị áp bức khác trên toàn thế giới.
Hiệp định Geneva quy định 4 nội dung chính, trong đó có những điều khoản về đình chỉ chiến sự và lập lại hòa bình: ngừng bắn, tập kết, chuyển quân được hai bên thực hiện trong thời gian 300 ngày...Trong ảnh: Nhân dân miền Bắc đón tiếp cán bộ, bộ đội và nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc tại bến Sầm Sơn (Thanh Hóa), theo quy định tại Hiệp định Geneva. Ảnh: Tư liệu TTXVN 
Từ thắng lợi ở Hội nghị Giơnevơ, dân tộc ta đã đi qua nhiều chặng đường lịch sử: 21 năm kháng chiến trường kỳ để đất nước sạch bóng quân xâm lược, giang sơn thu về một mối; 10 năm đấu tranh phá bao vây cấm vận và hơn 35 năm đổi mới, đưa đất nước vững bước trên con đường phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Theo các điều khoản Hiệp định Geneva, quân Pháp có 80 ngày để rút quân khỏi Hà Nội. Ngày 8/10/1954, quân Pháp làm lễ hạ cờ và ngày 9/10 bắt đầu rút khỏi Hà Nội. Quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiến vào tiếp quản tới đó. Đúng 16h30 ngày 9/10/1954, quân Pháp rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Trong ảnh: Những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên để xuống Hải Phòng. Ảnh: Tư liệu TTXVN 
Nhiều bài học quý

Quá trình đàm phán, đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ 1954 đã để lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học quý.

Thực hiện các điều khoản trong Hiệp định Geneva, ngày 24/4/1955, quân Pháp rút khỏi Hòn Gai, khu Hồng Quảng (nay là Quảng Ninh). 12 giờ ngày 24/4/1955, tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng lên tàu, rút khỏi bến phà Bãi Cháy. Trong ảnh: Bộ đội Việt Nam tiếp quản ngay các vị trí quân Pháp vừa rút lui tại Hòn Gai, ngày 24/4/1955. Ảnh: Tư liệu TTXVN 
Đó là bài học về nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; kiên định về nguyên tắc, linh hoạt, mềm dẻo về sách lược, “dĩ bất biến, ứng vạn biến” theo tư tưởng Hồ Chí Minh; kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, phát huy phát huy nội lực, lấy đó làm cơ sở vững chắc cho hoạt động ngoại giao.

Bài học về phát huy vai trò của công tác đối ngoại, tăng cường đối thoại, tận dụng hết khả năng sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp, xung đột trong quan hệ với các nước, phù hợp với luật pháp quốc tế, ra sức giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định vì lợi ích của nhân dân ta và nhân dân thế giới.

 Theo Hiệp định Geneva, quân đội Pháp phải lần lượt rút lui khỏi các địa phương do họ chiếm đóng ở phía Bắc vĩ tuyến 17, hạn đến ngày 19/5/1955 thì phải rút toàn bộ khỏi khu Hải Phòng là khu trú quân tạm thời cuối cùng của họ ở miền Bắc. Ngày 13/5/1955, bộ đội ta tiến vào tiếp quản thành phố. Ngày 15/5/1955, những lính Pháp cuối cùng xuống tàu tại bến Nghiêng (nay thuộc quận Đồ Sơn) rút khỏi Hải Phòng. Trong ảnh: Những lính Pháp cuối cùng lên tàu chở quân đội Pháp tại Đồ Sơn, rút khỏi Hải Phòng, ngày 15/5/1955. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Bài học về tăng cường tiềm lực, nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước là nhân tố bên trong có ý nghĩa quyết định, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đối ngoại để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì hòa bình, ổn định cùng phát triển, theo lời dạy của Bác Hồ “Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn”.
Theo Hiệp định Geneva, quân đội Pháp phải lần lượt rút lui khỏi các địa phương do họ chiếm đóng ở phía Bắc vĩ tuyến 17, hạn đến ngày 19/5/1955 thì phải rút toàn bộ khỏi khu Hải Phòng là khu trú quân tạm thời cuối cùng của họ ở miền Bắc. Ngày 13/5/1955, bộ đội ta tiến vào tiếp quản thành phố. Ngày 15/5/1955, những lính Pháp cuối cùng xuống tàu tại bến Nghiêng (nay thuộc quận Đồ Sơn) rút khỏi Hải Phòng. Trong ảnh: Chiếc tàu Djiring chở quân Pháp rút lui khỏi bến Sáu Kho (Hải Phòng), ngày 13/5/1955. Ảnh: Tư liệu TTXVN 
Bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại; tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, các lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

TTXVN

 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều