|
Ảnh minh họa: Getty Images |
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science cho thấy tốc độ axit hóa ở khu vực phía Tây Bắc Băng Dương đang diễn ra nhanh hơn 3-4 lần so với các khu vực đại dương khác.
Sự gia tăng lượng khí thải CO2 từ các hoạt động của con người đã khiến nước biển có nhiều tính axit và khoáng chất canxi cacbonat ít bão hòa hơn - quá trình này được gọi là axit hóa đại dương.
Nhóm các nhà khoa học đã tổng hợp dữ liệu về cacbonat đại dương thu thập được sau 47 chuyến đi tới Bắc Băng Dương từ năm 1994 đến năm 2020 để nghiên cứu chu trình cacbon ở Bắc Băng Dương sẽ thay đổi ra sao khi biến đổi khí hậu.
Họ phát hiện ra rằng do biến đổi khí hậu và sự sụt giảm lượng băng trên biển, một diện tích lớn trên biển - ban đầu được băng bao phủ - đã tiếp xúc với khí quyển. Điều này thúc đẩy sự hấp thụ nhanh chóng CO2 trong khí quyển, dẫn đến axit hóa đại dương và giảm đáng kể sức chứa của tầng đệm đại dương.
Các nhà khoa học dự đoán độ pH sẽ giảm hơn nữa ở các vĩ độ cao hơn, nơi đang chứng kiến băng tan nhanh, qua đó nhấn mạnh sự cấp thiết phải cắt giảm lượng khí thải carbon để bảo tồn hệ sinh thái Bắc Cực.
TTXVN