Ban đầu, kiến trúc sư người Pháp Charles Ribart đề xuất xây dựng một tòa nhà ba tầng, hình con voi và một cầu thang xoắn ốc dẫn vào ruột voi. Đồ nội thất sẽ gấp thành các bức tường và có một hệ thống thoát nước trong thân voi. Ribart đã sẵn sàng để bắt đầu xây dựng, nhưng chính phủ Pháp từ chối yêu cầu của.
Phải mất 30 năm để hoàn thành Khải Hoàn Môn, bởi nó vô cùng phức tạp. Các tác phẩm điêu khắc tại bốn trụ cột miêu tả chiến thắng cũng như các cảnh chiến tranh; đỉnh của vòm có tên của những thành công lớn trong thời kỳ Cách mạng và Napoleon. Trên các bức tường bên trong là tên của 558 tướng lĩnh. Các tên được gạch dưới chân là những vị tướng đã chết trong trận chiến.
15 năm sau cái chết của Napoléon, mãi đến tận năm 1836, Khải Hoàn Môn mới được hoàn thành , vì vậy ông không có cơ hội để xem sản phẩm cuối cùng. Khi Napoleon kết hôn với người vợ thứ hai Marie Louise, hai người đã bước qua một bản sao Khải Hoàn Môn bằng gỗ tượng trưng cho việc họ cùng bước vào Paris.
Khi Napoléon thoái vị năm 1814, việc xây dựng Khải Hoàn Môn phải tạm dừng trong một vài năm. Nó được tiếp tục xây dựng trở lại vào năm 1826. Napoléon cuối cùng cũng được đi qua Khải Hoàn Môn hoàn thành vào năm 1840, mặc dù ông đã chết được 20 năm, khi cơ thể của ông đã được chuyển đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Với chiều cao 164 feet, rộng 148 feet, đây là cổng vòm lớn thứ hai trên thế giới, và lớn nhất cho đến năm 1982, khi Bắc Triều Tiên xây dựng Arch of Triumph.
Ngay bên dưới Khải Hoàn Môn là mộ của một người lính vô danh ở đó từ ngày 10/11/1920, và nằm dưới dòng chữ "Đây là một người lính Pháp đã chết vì quê hương 1914-1918." Vào thời điểm đó, một ngọn lửa vĩnh cửu được thắp sáng để tôn vinh những người đã quên mình trong chiến tranh. John và Jackie Kennedy đến thăm lăng mộ vào năm 1961 và nó đã truyền cảm hứng cho Jackie có một ngọn lửa vĩnh cửu cho chồng bà khi ông bị ám sát năm 1963.
Người ta nói rằng vào ngày Trận Verdun — một trận chiến lớn giữa Pháp và Đức tại Thế chiến II - nổ ra vào ngày 21/2/1916, thanh kiếm được làm bởi chiến binh đại diện cho Pháp trên Khải Hoàn Môn bị gãy. Nó ngay lập tức được che phủ bằng vải bạt để mọi người dân không nhìn thấy thanh kiếm gãy như một điềm xấu, nhưng 9 ngôi làng Pháp đã bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc chiến, hơn 1/4 triệu người chết, và ít nhất là một nửa một triệu người bị thương là một điều vô cùng xấu rồi.
Charles De Gaulle đã thoát khỏi một vụ ám sát ngay tại Khải Hoàn Môn. Trong suốt nhiệm kỳ của minh, ông đã từng 30 lần bị ám sát hụt. Và vào năm 2002, một phát bắn duy nhất đã sượt qua Jacques Chirac tại địa điểm nổi tiếng này khi Chirac đang duyệt quân đội trong một chiếc xe Jeep nhân ngày Bastille. Tay súng ám sát đã bị cảnh sát hạ gục ngay sau đó.
Mặc dù Khải Hoàn Môn mang ý nghĩa là ăn mừng chiến thắng của Pháp, nhưng nó đã chứng kiến nhiều thất bại khủng khiếp: Đức đã tiến vào cổng vòm vào năm 1871 trong Chiến tranh Pháp - Phổ và Đức Quốc xã cũng đã làm như vậy trong thời gian chiếm đóng Paris tại Thế chiến II.
Việc dọn sạch toàn diện Khải Hoàn Môn không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Lần cuối cùng nó được dọn dẹp toàn bộ là vào năm 2011 và đây cùng là lần đầu tiên trong gần 50 năm.
Theo Hàn Ly/Dân Việt (mentalfloss)