|
Tiếp dân (Ảnh: TTXVN)
|
Trong đó, quy định cụ thể đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các chuẩn mực về đạo đức, giao tiếp, ứng xử, kỷ luật, kỷ cương hành chính. Đồng thời nhấn mạnh việc xử lý các hành vi vi phạm về đạo đức công vụ, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, cấp có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trải qua nhiều kỳ Đại hội Đảng cũng như trong các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư gần đây đều chỉ rõ tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước, kể cả một số cán bộ cao cấp.
Xuất phát từ tầm quan trọng của đạo đức công vụ cũng như thực trạng đạo đức công vụ hiện nay, việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành nghị định về vấn đề này là thật sự cần thiết, làm căn cứ để từng tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc, thống nhất trong cả nước.
Trong thực tiễn, không ít cán bộ, công chức, viên chức bộc lộ sự yếu kém trong giao tiếp, ứng xử với người dân, tổ chức và đồng nghiệp, vẫn còn những hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự. Trong khi đó, các nội dung của đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử còn quy định tản mát trong nhiều văn bản pháp luật, đã gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện.
Xuất phát từ tầm quan trọng của đạo đức công vụ cũng như thực trạng đạo đức công vụ hiện nay, việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành nghị định về vấn đề này là thật sự cần thiết, làm căn cứ để từng tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc, thống nhất trong cả nước.
Tuy nhiên, để nội dung này không mang tính hình thức mà đi vào thực tiễn nền công vụ và đạt hiệu quả thiết thực, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, bộ, ngành, địa phương cần căn cứ tình hình thực tế, chủ động nghiên cứu ban hành quy tắc đạo đức công vụ riêng nhưng bảo đảm phù hợp Bộ Quy tắc đạo đức công vụ.
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử để cán bộ, công chức, viên chức biết và thực hiện thường xuyên. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, khắc phục tình trạng nể nang, chưa kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
Đây là việc cần thực hiện thường xuyên, liên tục, tránh hình thức hoặc chủ yếu làm theo chuyên đề, theo đợt cao điểm để bảo đảm tính răn đe, thật sự nghiêm minh. Đổi mới, gắn kết quả thực hiện đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác đánh giá, thi đua, khen thưởng; chú trọng xây dựng những tấm gương điển hình tiên tiến, có hình thức khuyến khích, chế độ khen thưởng thỏa đáng đối với những tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và triển khai thực hiện đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử.
Hơn nữa, công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phải thật sâu sát, hiệu quả, đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của tập thể, cá nhân liên quan trong thực hiện các quy định, nhằm bảo đảm sự liêm chính, văn minh, chuyên nghiệp, là cơ sở để mỗi cán bộ, công chức, viên chức tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân, nâng cao đạo đức công vụ và ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực.
Theo VĨNH KHANG/Báo Nhân dân