Hình có tính minh họa.
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN SÂU RỘNG
Sau khi Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Tây Ninh ban hành Chỉ thị 14, các huyện uỷ, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ đã nghiêm túc tổ chức triển khai, quán triệt Chỉ thị cho cán bộ, đảng viên của địa phương, đơn vị bằng hình thức thích hợp (lồng ghép quán triệt trong các hội nghị của cấp uỷ, trong cuộc họp của chi, đảng bộ; sao gửi văn bản cho đảng viên tự nghiên cứu…). Toàn Đảng bộ đã triển khai được 904 cuộc, với 98% đảng viên tham dự. Đồng thời, các địa phương, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tổ chức tuyên truyền rộng rãi ra trong lực lượng đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân (lồng ghép trong hoạt động tuyên truyền về nội dung phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong sinh hoạt đoàn, hội, đội, tổ dân cư tự quản...).
Căn cứ Chỉ thị 14, Ban Thường vụ các huyện uỷ, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ đã ban hành văn bản chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện ở ngành, cấp mình hoặc ban hành chỉ thị của cấp uỷ về “Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc sử dụng Internet, mạng xã hội và đấu tranh phản bác các quan điểm, thông tin sai trái, thù địch” gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược An ninh mạng quốc gia.
Một số chi, đảng bộ cơ sở đã cụ thể hoá Chỉ thị số 14-CT/TU vào các chương trình, kế hoạch hàng năm để tổ chức triển khai thực hiện đến tất cả cán bộ, đảng viên trong chi, đảng bộ; tuyên truyền, định hướng cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là thanh niên, học sinh, biết cách nhận diện, không tham gia chia sẻ, bình luận, cổ súy những thông tin xấu, độc trên Internet, mạng xã hội, không tham gia các đoàn biểu tình, tụ tập đông người; tích cực tham gia hoạt động phản bác, gỡ bỏ thông tin xấu độc theo phát động của ban tuyên giáo các cấp.
Cấp uỷ, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các chi, đảng bộ, đơn vị trực thuộc tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị 14; nhấn mạnh đến tính tiên phong, gương mẫu và trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên trong sử dụng Internet, mạng xã hội. Nhiều đồng chí đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, đơn vị thể hiện rõ vai trò nêu gương trong thực hiện, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố lực lượng mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội chủ động thực hiện việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tham gia đấu tranh phản bác, gỡ bỏ nội dung xấu độc trên Internet, mạng xã hội; thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng, có hình thức động viên, hỗ trợ, biểu dương thích hợp để động viên, kích thích phong trào.
Qua triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị 14, nhận thức của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều cấp uỷ đã chú trọng hơn đến việc thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân khi sử dụng mạng xã hội; chú ý hơn đến việc lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường cung cấp thông tin chính thống, các gương điển hình tiên tiến, mô hình, cách làm hay, hiệu quả… của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị lên Internet và mạng xã hội theo phương châm “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”, góp phần xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn.
Các cấp uỷ đảng, chính quyền luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị 14 gắn với các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là các nghị quyết, chỉ thị liên quan đến không gian mạng, nguyên tắc bảo mật tài liệu, quyền, nghĩa vụ của công dân, cán bộ, công chức, đảng viên trong việc khai thác, sử dụng thông tin trên Internet, mạng xã hội. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động Internet được thực hiện tốt. Sở Thông tin và Truyền thông định kỳ hàng năm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức 2 - 3 cuộc kiểm tra chuyên đề trên lĩnh vực xuất bản, phát hành, kinh doanh, dịch vụ Internet..., kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm.
Công tác nắm tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội được tăng cường, kịp thời tham mưu cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết hiệu quả một số vụ việc phát sinh, điểm nóng trên địa bàn tỉnh, góp phần giữ vững tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
CHỦ ĐỘNG ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC THÔNG TIN SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH
Lực lượng đấu tranh phản bác các thông tin sai trái, thù địch của tỉnh được tổ chức theo Kết luận số 100-KL/TW ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội và Chỉ thị 14. Đội ngũ này thực hiện 2 nhiệm vụ song song: nắm dư luận xã hội và tuyên truyền, phản bác, gỡ bỏ các thông tin sai trái, xấu độc trên Internet và mạng xã hội. Đây là sự sáng tạo của địa phương trong tổ chức thực hiện Kết luận 100-KL/TW của Ban Bí thư.
Các lực lượng đấu tranh phản bác của tỉnh được xây dựng thành hệ thống thống nhất ở cả ba cấp (tỉnh, huyện, xã); đồng thời, ban tuyên giáo các cấp tham mưu cấp uỷ xây dựng Mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội ngoại tuyến. Đây là lực lượng nòng cốt trong triển khai tuyên truyền thông tin tích cực và đấu tranh phản bác, gỡ bỏ các thông tin sai trái, xấu độc trên Internet và mạng xã hội.
Việc nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trên Internet và mạng xã hội được tiến hành qua các kênh sau: 1) Theo dõi, tổng hợp thông tin, dư luận trên mạng xã hội thông qua các trang, nhóm Facebook, Zalo, Mocha do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tham gia quản trị và điều hành. 2) Hoạt động nắm tình hình của Mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội từ tỉnh đến cơ sở. 3) Tổ chức phát và thu hồi phiếu điều tra dư luận xã hội địmh kỳ 2 lần/năm. 4) Triển khai bảng hỏi điều tra dư luận xã hội trên các trang, nhóm Facebook công khai do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ quản trị, điều hành. Nhờ thực hiện nhiều hình thức nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội đã giúp địa phương kịp thời nắm bắt, xử lý từ sớm nhiều vấn đề, vụ việc bức xúc, nhạy cảm ở cơ sở, góp phần tạo sự đồng thuận, thống nhất trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình an ninh trật tự, an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, việc cán bộ, đảng viên, công chức các cơ quan, ban, ngành, tổ chức tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở có sử dụng Internet và tham gia mạng xã hội là khá phổ biến nhất, nhất là Facebook, Youtube và Zalo. Việc sử dụng Internet, mạng xã hội chủ yếu là để nắm bắt, tra cứu thông tin phục vụ công tác, kết nối bạn bè, đăng tải, chia sẻ, lan toả thông tin tích cực, tuyên truyền nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước…
TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 KHÓA XII GẮN VỚI CHỈ THỊ 05
Các cấp uỷ đảng đã tập trung triển khai nhiều giải pháp xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" (Chỉ thị 05); trong đó, chú trọng khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm, kéo dài của địa phương. Đến nay, việc học tập và làm theo Bác đã và đang trở thành việc làm thường xuyên, tự giác trong mọi hoạt động của các ngành, đơn vị, góp phần phòng, chống, ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Trên các nhóm Facebook do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ quản lý và điều hành từ tỉnh đến huyện đã đăng tải hàng chục nghìn bài viết, hình ảnh lịch sử, truyền thống, gương người tốt việc tốt, cách làm hay, hiệu quả trong các lĩnh vực công tác, góp phần phát hiện, lan toả, nhân rộng cái đẹp, tích cực trong học tập và làm theo Bác trên không gian mạng. Các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh kịp thời các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và của tỉnh, thông tin làm rõ và định hướng tư tưởng, dư luận trong Nhân dân trước các vấn đề nhạy cảm, phức tạp. Từ năm 2015-2019, Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh đã đăng, phát hơn 5.697 tin, bài có chủ đề về thực hiện Chỉ thị 05 và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.
Bản tin thông báo nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ thường xuyên đăng tải các tư liệu, bài viết (trung bình có từ 4-5 bài/số phát hành), tập trung phân tích, làm rõ các vấn đề cơ bản, cốt lõi về nền tảng tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các điển hình tiến tiến, cách làm hay, hiệu quả trong lao động, sản xuất và công tác xây dựng Đảng; nhận diện, phê phán các âm mưu, thủ đoạn chống phá về tư tưởng - văn hoá của các thế lực thù địch... Đây là tài liệu phục vụ nội dung sinh hoạt của các chi, đảng bộ trong toàn Đảng bộ.
TỉnhTây Ninh đã tổ chứctổng kết năm 2018 vàsơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XII. Qua sơ kết, cấp uỷ các cấp đã biểu dương,khen thưởng1.365 cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên điển hình; trong đó biểu dương, khen thưởng cấp tỉnh 120 điển hình tiêu biểu.
|
TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Cấp uỷ các cấp quan tâm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, qua đó phát hiện, xử lý các trường hợp lợi dụng Internet, mạng xã hội để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức và các chuẩn mực xã hội; qua đó đã phát hiện, nhắc nhở 31 trường hợp vi phạm. Công tác giám sát việc lập, sử dụng tài khoản mạng xã hội, các kênh thông tin cá nhân của cán bộ, đảng viên trên Internet, mạng xã hội chủ yếu được thực hiện bởi cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác và các cơ quan chức năng, các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh uỷ, các tổ chức chính trị - xã hội và các thành viên Mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Khi phát hiện những trường hợp đăng tải, chia sẻ thông tin sai trái, xấu độc hoặc vi phạm pháp luật về sử dụng Internet, mạng xã hội, ban tuyên giáo các cấp thông báo cho cơ quan quản lý cán bộ, đảng viên có hành vi vi phạm nắm hoặc cung cấp thông tin cho ngành chức năng có thẩm quyền xử lý.
Năm 2019, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức giám sát chuyên đề kết quả thực hiện Kết luận số 100-KL/TWcủa Ban Bí thư khóa XI về việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội gắn với hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị 14 đối với ban thường vụ cấp uỷ các Đảng bộ Trảng Bàng, Dương Minh Châu và Đảng uỷ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh. Qua khảo sát, các cấp uỷ, chính quyền đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng nắm dư luận xã hội, đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng và tổ chức đấu tranh phản bác, gỡ bỏ thông tin sai trái, xấu, độc trên Internet, mạng xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
Việc ban hành Chỉ thị 14 và quán triệt và triển khai trong toàn tỉnh đã nhận được sự ủng hộ tích cực của các tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên. Chỉ thị 14 đáp ứng đúng, kịp thời yc của thực tiễn, góp phần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền nhằm chấn chỉnh, định hướng việc sử dụng Internet, mạng xã hội trong cán bộ, đảng viên và nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm, thông tin sai trái, thù địch trên không gian mạng. Theo đó, công tác nắm tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội được thực hiện kịp thời, hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ trong giải quyết các vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn, giữ vững tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội ở các địa phương.
Tỉnh đã xây dựng được lực lượng tuyên truyền, đấu tranh phản bác trên Internet và mạng xã hội đông đảo, tập hợp được nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân tham gia; hoạt động tuyên truyền các thông tin tích cực, nắm bắt, định hướng dư luận và tổ chức đấu tranh phản bác, gỡ bỏ thông tin sai trái, xấu, độc trên Internet, mạng xã hội đạt được kết quả quan trọng, tạo thành phong trào rộng rãi, có sức lan toả cao, được Trung ương và các tỉnh, thành bạn đánh giá cao. Đa số cán bộ, đảng viên đã nhận rõ tính hai mặt của mạng xã hội, nhất là mặt tiêu cực; có ý thức cảnh giác, chủ động tìm hiểu, nhận diện các âm mưu, thủ đoạn tán phát thông tin sai trái, phản động, các đối tượng, cá nhân, tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước; biết cách lựa chọn và tiếp nhận thông tin phù hợp, đặc biệt là thông tin trên mạng xã hội; tích cực thông tin, chia sẻ trên mạng xã hội của cá nhân, địa phương, đơn vị những gương người tốt, việc tốt, những hoạt động tích cực của ngành, đoàn thể, địa phương; đăng tải, chia sẻ các tin, bài, hình ảnh, video clip vạch trần âm mưu, thủ đoạn, các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, phản động.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế như một số cấp uỷ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa thực hiện hết vai trò, trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động và xây dựng, củng cố lực lượng đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch và phòng, chống nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Thậm chí, còn xem đây là trách nhiệm riêng của công an, của quân đội, của cơ quan tuyên giáo và các cơ quan báo chí, truyền thông nên chưa quan tâm đúng mức việc lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, giám sát việc tham gia mạng xã hội, các kênh thông tin của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình; việc nhắc nhở, xử lý các trường hợp vi phạm còn chậm, chưa kiên quyết.
Công tác định hướng, giám sát, quản lý việc sử dụng Internet và mạng xã hội của cán bộ, đảng viên có được thực hiện nhưng chưa thường xuyên, chưa hiệu quả, chủ yếu mang tính thụ động, xử lý hậu quả sau khi đã có hành vi vi phạm. Công tác thu thập, phát hiện, xử lý thông tin xấu trên Internet còn hạn chế, hiệu quả chưa cao; trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ quản lý thông tin trên Internet còn hạn chế, chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin. Trong khi đó, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tích cực, chủ động tham gia hoạt động đấu tranh phản bác thông tin sai trái, thù địch trên Internet, mạng xã hội. Hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội ở một số địa phương, đơn vị chưa đi vào chiều sâu, hiệu quả đạt được còn có phần hạn chế; công tác quản lý mạng lưới cộng tác viên chưa chặt chẽ, nhất là cấp cơ sở.
Để tiếp tục tổ chức triển khai, quán triệt Chỉ thị 14 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ gắn với Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức thực hiện Nghị quyết số 35-KH/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, các cấp ủy Đảng trên đại bàn tỉnh Tây Ninh tập trung thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp sau:
Một là, tăng cường trách nhiệm của các cấp uỷ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc nắm, định hướng tình hình tư tưởng, thái độ, quan điểm của cán bộ, đảng viên, quần chúng khi chia sẻ, bình luận, đăng tải thông tin trên mạng xã hội, nhất là trong những đợt cao điểm liên quan đến tình hình an ninh chính trị; siết chặt công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn và bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nước, nghiêm cấm để lộ bí mật của Đảng và Nhà nước, cơ quan, đơn vị; xử lý kịp thời, kiên quyết các trường hợp vi phạm.
Hai là, đẩy mạnh việc chủ động cung cấp thông tin, tình hình phục vụ công tác tuyên truyền, phản bác, đấu tranh; thông tin kịp thời các vấn đề nhạy cảm, nóng, gây bức xúc trong dư luận địa phương cũng như kết quả giải quyết của các ngành chức năng, cơ quan có thẩm quyền tạo thuận lợi triển khai công tác tuyên truyền, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc.
Ba là, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác dự báo, nắm bắt tình hình tư tưởng và định hướng tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân; tổ chức tốt hoạt động tuyên truyền, đấu tranh phản bác, gỡ bỏ thông tin xấu độc, quan điểm sai trái trên Internet, mạng xã hội.
Bốn là, đầu tư trang bị thêm về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động đấu tranh phản bác, gỡ bỏ thông tin sai trái, xấu độc; có chính sách cụ thể để động viên, hỗ trợ kinh phí cho đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội và đấu tranh phản bác trên mạng xã hội cấp cơ sở. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong tổ chức thực hiện.
Thực tế, đến tháng 6/2019, Đảng bộ tỉnh Tây Ninh hiện có 13đảng bộ trực thuộc (8 huyện, 1 thành pố, 4 đảng uỷ), với 618tổ chức cơ sở đảng (đảng bộ cơ sở 190, chi bộ cơ sở 428), 11 đảng bộ bộ phận,1.787chi bộ trực thuộc.
Toàn tỉnh có 35.902 đảng viên, 3.907 cán bộ, công chức và 17.271 viên chức.
Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức đều có trình độ học vấn cơ bản đạt chuẩn theo quy định và đây là lực lượng lớn có nhu cầu và thường xuyên khai thác, sử dụng Internet, mạng xã hội.
|
Theo Trịnh Văn Phước/Tạp chí Tuyên giáo