|
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia |
Việc xây dựng mô hình điểm về thực hiện công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc nhằm thí điểm hỗ trợ và phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc tại cơ sở hiệu quả, thiết thực. Trên cơ sở đó tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện để nhân rộng mô hình.
Theo Kế hoạch, việc xây dựng mô hình điểm gồm các nội dung quan trọng: (1) Khảo sát mô hình điểm (theo đặc điểm và tính chất của mỗi địa bàn); (2) Củng cố, kiện toàn Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (phối hợp với các địa phương để thực hiện rà soát, củng cố, kiện toàn); (3) Xây dựng khung thành phần, nội dung, nhiệm vụ mô hình điểm (chủ trì thực hiện là Thường trực UBMTTQVN cấp xã: báo cáo cấp ủy, chính quyền sở tại về hoạt động giám sát ở địa phương; nắm bắt thông tin các dự án thuộc Chương trình; tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân; xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát); (4) Tổ chức tập huấn xây dựng mô hình điểm (tập huấn cho các đối tượng là công chức Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể trực tiếp tham mưu về công tác dân tộc, công tác giám sát; thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; đại biểu các khu dân cư); (5) Kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá, nhân rộng mô hình điểm.
Thời gian thực hiện: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các địa phương được chọn tiến hành xây dựng mô hình từ tháng 10/2022 và tổng kết trước ngày 31/12/2022.
Trước ngày 25/10/2022, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh Quảng Ninh, Tuyên Quang, Nghệ An, Kon Tum, An Giang gửi Ban Dân tộc, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kế hoạch triển khai mô hình chỉ đạo điểm tại địa phương, và dự toán chi tiết kinh phí thực hiện.
Minh Anh