|
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng giám sát Chương trình tại xã Viên Bình, huyện Trần Đề (Ảnh: Huỳnh Châu) |
Qua giám sát cho thấy, Ủy ban nhân dân các huyện đã chủ động, kịp thời thành lập, ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ) các xã theo dõi, đánh giá việc thực hiện các dự án, chính sách, chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu; kịp thời kiến nghị với chủ đầu tư, cấp có thẩm quyền ngăn chặn những việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát, góp phần thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và quyền làm chủ của Nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, qua đó đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư, phòng, chống tham nhũng, lãng phí để nâng cao chất lượng các công trình trên địa bàn.
MTTQ Việt Nam huyện phối hợp với phòng Dân tộc huyện chủ trì, phối hợp hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện việc rà soát đối tượng thụ hưởng theo tiêu chí, quy định, dự kiến mô hình, công trình và tổ chức họp dân lấy ý kiến trước khi triển khai thực hiện. Đến nay, cơ chế hướng dẫn triển khai Chương trình cơ bản đầy đủ, Ủy ban nhân dân các huyện tập trung chỉ đạo giải ngân vốn còn lại của năm 2022 và năm 2023 cơ bản đúng tiến độ quy định.
Tuy nhiên, các nội dung hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề thuộc Dự án 1 và các nội dung khác còn chậm giải ngân. Cụ thể như: hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Tiểu dự án 2 - Dự án 3; về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp thuộc Tiểu dự án 1 - Dự án 3; về giáo dục nghề nghiệp thuộc Tiểu dự án 3 - Dự án 5; các nội dung thuộc Dự án 8.
Trong năm 2023, Ủy ban nhân dân các huyện được Trung ương, Tỉnh phân bổ vốn ngay từ quý I để thực hiện Chương trình là 205.783.910 triệu đồng (trong đó ngân sách Trung ương 190.025.000 triệu đồng, ngân sách địa phương đối ứng 15.758.910 triệu đồng). Trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, Ủy ban nhân dân các huyện đã và đangtích cực chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiệnChương trình .
Công tác tuyên truyền về Chương trình được chú trọng, Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện đã tích cực tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò, tầm quan trọng của Chương trình đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dânbằng nhiều hình thức, như: tuyên truyền trong các cuộc họp, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, tổ, nhóm; tuyên truyền qua Zalo, Fanpage, Trang thông tin điện tử của Mặt trận; tuyên truyền trên đài phát thanh các xã, thị trấn bằng tiếng Khmer vào ngày thứ hai hàng tuần với thời lượng từ 03 đến 05 phút. Thông qua các Chi hội Đoàn kết sư sãi yêu nước, Trụ trì và Ban Quản trị các điểm chùa trên địa bàn và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tuyên truyền miệng đến đồng bào, phật tử vào các ngày 15, 30 âm lịch hàng tháng tại các điểm chùa,… để nhân dân, cộng đồng biết và chủ động, tích cực, sáng tạo cùng chung tay thực hiện, đồng thời tự kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình còn gặp một số những khó khăn nhất định như: Một số văn bản hướng dẫn chậm sửa đổi, ban hành khiến các cơ quan có liên quan ở cấp huyện, cấp xã chậm trong việc triển khai các tiểu dự án, dự án thuộc Chương trình. Một số nhiệm vụ, chỉ tiêu Trung ương giao chưa phù hợp với thực tiễn của địa phương; các nội dung hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề thuộc Dự án 1; hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Tiểu dự án 2 - Dự án ; lĩnh vực phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp thuộc Tiểu dự án 1 - Dự án 3; lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc Tiểu dự án 3 - Dự án 5 hiện đang chậm giải ngân. Việc triển khai chính sách vốn vay tín dụng khó thực hiện do phần lớn đối tượng đã vay vốn theo các chương trình, chính sách trước đây, đến nay chưa trả được, còn dư nợ, nên gặp khó khăn trong việc triển khai, thực hiện các chính sách vốn tín dụng trong giai đoạn này.
Để triển khai hiệu quả Chương trình, trong thời gian tới huyện Sóc Trăng cầntăng cường, tổ chức các cuộc công tác chia sẻ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng hoàn thiện, thống nhất trong công tác triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, đặc biệt là trong công tác xây dựng cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của địa phương; Chỉ đạo các sở, ngành đơn vị rà soát danh mục các dự án đầu tư, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tính khả thi, hiệu quả, khả năng giải ngân để tập trung thực hiện bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh dàn trải, rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện...
Phương Hà