|
Ngư dân Khánh Hòa khai thác cá ngừ đại dương - xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng trưởng ấn tượng sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực. Ảnh: TTXVN. |
Kiên cường, đoàn kết hóa giải mọi chông gai
Canh Tý 2020 là năm thành công nhất nhiệm kỳ 2016 - 2020 cả về ý chí và tinh thần vượt khó vươn lên của người dân, các cấp chính quyền và của cả dân tộc Việt Nam. Nhắc lại câu nói của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra những ngày cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Trong những lúc khó khăn, gai góc nhất, tinh thần dân tộc Việt lại trỗi dậy mạnh mẽ”.
Nhìn lại 5 năm qua, Việt Nam đã tạo ra hơn 1.200 tỷ USD giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP). Riêng năm 2020, GDP tăng trưởng gần 3%; quy mô kinh tế đạt 340 tỷ USD, đứng trong Top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, tương đương và vượt qua một số nền kinh tế lớn trong khu vực, kể cả một số “con hổ” châu Á.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, điểm nhấn của năm 2020 là Việt Nam vừa kiểm soát vững chắc dịch bệnh trong nước, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế.
Trả lời phóng viên báo Tin tức, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), bà Trần Thị Hồng Minh đánh giá: “Chúng ta đã trải qua một năm đầy khó khăn với những diễn biến khó lường của COVID-19. Từ kỳ vọng rất nhiều vào việc duy trì đà tăng trưởng có được trong những năm 2018 - 2019, Việt Nam đã nhanh chóng phải chuyển cách tiếp cận điều hành hướng tới ‘mục tiêu kép’: Vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Thời điểm tháng 12/2020, không ít quốc gia - kể cả những nước ở khu vực châu Á còn đang có diễn biến dịch phức tạp, hoạt động nhiều ngành kinh tế đình trệ, kinh tế Việt Nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận”.
|
Sơ đồ dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Ảnh: TTXVN. |
GDP Việt Nam năm 2020 tăng gần 3% so với năm trước, thuộc nhóm cao nhất thế giới; xuất khẩu tăng 5,1% so với năm trước, lạm phát tiếp tục duy trì ổn định. Theo bà Trần Thị Hồng Minh, giá trị của những thành quả kinh tế trên không chỉ nằm ở con số, điểm quan trọng là cộng đồng doanh nghiệp và người dân có sự bình tĩnh, tin tưởng vào định hướng chính sách cũng như động thái điều hành, hỗ trợ kịp thời, đúng liều lượng của Chính phủ.
Đại dịch COVID-19 đã đẩy thế giới vào trận đại dịch chưa từng có trong một thế kỷ qua và đẩy kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng. Dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2020 là -4,4%, thấp hơn cả mức -0,6% trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Năm 2020, nền kinh tế nước ta tăng trưởng thấp nhất kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986. Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế nhận định: Việt Nam là nước duy nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) và một trong số ít nước trên thế giới tăng trưởng. Xuất khẩu tăng trưởng bất chấp thương mại toàn cầu giảm 10,4%. Môi trường kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định.
TS Lê Quốc Phương, nguyên Phó giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) khẳng định: Có được kết quả khả quan trên là nhờ Chính phủ đã sớm có biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, từ đó triển khai những giải pháp quyết liệt nhằm phục hồi kinh tế như hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, thúc đẩy mạnh đầu tư công, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính…
Nhìn nhận lại một năm đầy “giông bão”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: Thành tựu mà Việt Nam đạt được có sự đóng góp rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Sự tin tưởng, chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp đã bổ sung thêm động lực để Chính phủ quyết tâm điều hành linh hoạt, thực hiện hiệu quả các mục tiêu đã đề ra.
Cùng quan điểm nay, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Trong bối cảnh khó khăn chưa từng có, nhiều doanh nghiệp đã chủ động lên kịch bản để ứng phó khó khăn, nỗ lực duy trì sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu, thay đổi sản phẩm để tồn tại. Các doanh nghiệp đều cố gắng có đơn hàng dù nhỏ để bảo đảm cho người lao động có việc làm, có thu nhập. Tuy nhiên, để vượt qua các thách thức do dịch COVID-19, cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng rất lớn vào các giải pháp của Chính phủ.
Phát triển đồng bộ đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng
|
Năm 2020, cả nước thu hút 877 dự án có vốn đầu tư của nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn 58 tỷ 461 triệu USD, đứng thứ 2 về lĩnh vực thu hút đầu tư FDI của cả nước. Ảnh: TTXVN. |
Tâm lý thị trường nói riêng và kinh tế vĩ mô của Việt Nam nói chung vẫn tương đối ổn định. Việt Nam giữ được dư địa để điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Giới chuyên gia kinh tế cho rằng: Đây sẽ là nền tảng quan trọng để tin rằng kinh tế Việt Nam có thể phục hồi tương đối nhanh trong năm 2021.
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, ông Dương Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) nhận định: Năm 2021, trước diễn biến chưa sáng sủa của dịch bệnh, kinh tế Việt Nam dự báo cũng sẽ chưa thể đạt bứt phá mạnh mẽ như kỳ vọng. Do vậy, kế hoạch tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam được đặt ra chỉ khoảng 6%, trong khi các năm trước, mức tăng được đặt ra khoảng 7%. “Động lực tăng trưởng năm 2021 tiếp tục sẽ là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với nhiều dự án lớn đang được đầu tư, triển khai. Ngành xây dựng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng năm 2020 với các dự án đường cao tốc đang được triển khai và sẽ hoàn thành năm 2021. Ngành sản xuất điện dự kiến tăng công suất phát điện thêm trên 6.200 MW với việc hoàn thành nhiều nhà máy điện gió và điện mặt trời tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”, ông Dương Mạnh Hùng nói.
Ông Dương Mạnh Hùng dự báo: Năm 2021, các ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ, thông tin truyền thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ phi thị trường như y tế, giáo dục, quản lý Nhà nước tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá trong năm 2021. Các ngành dịch vụ có mức tăng trưởng âm trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 như: Lưu trú ăn uống, vận tải, du lịch…sẽ được phục hồi.
Theo ý kiến nhiều chuyên gia kinh tế, để phục hồi kinh tế sau đại dịch, Chính phủ đặt trọng tâm vào thúc đẩy 3 lĩnh vực là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Đó được xem là cỗ xe tam mã kéo tăng trưởng kinh tế đi lên trong bối cảnh hiện nay.
TS Lê Quốc Phương cho rằng: Đối với lĩnh vực đầu tư, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn vốn tư nhân trong bối cảnh đại dịch. Theo đó, Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư, tháo gỡ rào cản khó khăn, vướng mắc và mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật khiến việc triển khai các dự án khó khăn; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương thực hiện dự án đầu tư công. Theo chuyên gia này, cần tránh để xảy ra tình trạng kéo dài nhiều năm là các dự án thực hiện chậm trễ, kéo dài do yếu tố chủ quan nhưng không có ai bị xử lý. “Kiên quyết thu hồi và chuyển vốn các dự án chậm triển khai sang các dự án mới hoặc các dự án có tiến độ thực hiện tốt; thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng - vốn là một trong những trở ngại chính khiến tiến độ thực hiện nhiều dự án đầu tư công chậm trễ, kéo dài", TS Lê Quốc Phương nhấn mạnh.
Để đạt được mục tiêu GDP 6% năm 2021, bà Trần Thị Hồng Minh cho rằng: Việt Nam cần tiếp tục kiềm chế lạm phát hậu COVID-19, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện phục hồi kinh tế
vững chắc hơn; đồng thời hỗ trợ cho các nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hoặc các dự án có tiến độ thực hiện tốt; thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng - vốn là một trong những trở ngại chính khiến tiến độ thực hiện nhiều dự án đầu tư công chậm trễ, kéo dài”, TS Lê Quốc Phương nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, điểm nhấn của năm 2020 là Việt Nam vừa kiểm soát vững chắc dịch bệnh trong nước, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế.
Để đạt được mục tiêu GDP 6% năm 2021, bà Trần Thị Hồng Minh cho rằng: Việt Nam cần tiếp tục kiềm chế lạm phát hậu COVID-19, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện phục hồi kinh tế vững chắc hơn; đồng thời hỗ trợ cho các nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Chính phủ thúc đẩy giải ngân đầu tư công; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của khu vực doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đồng thời, chúng
ta thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định tương đối mới và “tiêu chuẩn” cao như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA). Trong quá trình này, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, song doanh nghiệp rất cần hỗ trợ về thông tin và kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài đầu chuỗi. Cộng đồng doanh nghiệp và người dân cần hỗ trợ để trụ vững qua những thời điểm dịch bùng phát trở lại (nếu có). Các mô hình kinh tế mới (kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm...) cần được khuyến khích phát triển để tạo thêm sức nặng cho thị trường trong nước, qua đó hướng doanh nghiệp nhiều hơn về “sân chơi Việt”, “khách hàng Việt”.
"Triển vọng của Việt Nam được cho là tích cực khi nền kinh tế được dự báo tăng trưởng ở mức khoảng 6,8% trong năm 2021 và sẽ ổn định quanh mức 6,5% các năm tiếp theo. Dự báo này dựa trê giả định rằng khủng hoảng COVID-19 sẽ dần được kiểm soát, khi vaccine COVID-19 chứng minh được tính hiệu quả. Mặc dù vậy, quy mô và thời gian kéo dài của đại dịch cũng như những tác dộng kinh tế của nó khó có thể dự báo, và do đó không thể bỏ qua một kịch bản tăng trưởng thấp hơn.
(trích Báo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới)
Theo Minh Phương/Báo Tin tức