Vừa qua, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã triển khai nhiều nội dung, trong đó, hai nhiệm vụ tập trung là công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng và xây dựng mô hình điểm khu dân cư bảo vệ môi trường.
Đồng thời, người dân nêu cao trách nhiệm giám sát việc bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn khu dân cư.
Tại Sóc Sơn (Hà Nội) một nhà máy xử lý chất thải công nghiệp phát điện nằm trong Khu liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn đã được xây dựng và đưa vào hoạt động. Đây là mô hình kiểu mẫu đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ lò đốt tiên tiến của Nhật Bản, tái sử dụng rác thải như một nguồn tài nguyên thu hồi năng lượng, rác thải công nghiệp, với công suất 75 tấn/ngày. Lò đưọc đốt cháy ổn định và phát điện với công suất 1930 kW. Nhiệt thu hồi từ khí thải chuyển thành điện năng, một phần sẽ được tái sử dụng để vận hành nhà máy, phần còn lại sẽ được phát lên lưới điện quốc gia. Nhờ công nghệ lò đốt tiên tiến này, nhà máy xử lý triệt để chất thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn Hà Nội vừa bảo vệ môi trường, vừa tái sử dụng chất thải để cung cấp điện năng.
Phóng viên Tạp chí Mặt Trận ghi lại những hình ảnh tại nhà máy xử lý chất thải công nghiệp phát điện kiểu mẫu lần đầu tiên tại Việt Nam:
Tại Sóc Sơn (Hà Nội) Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) đã xây dựng nhà máy xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại Khu liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn, đây là mô hình kiểu mẫu đầu tiên tại Việt Nam.
Nhà máy được xây dựng trên diện tích 16.809m2, với công suất 75 tấn/ngày; tổng mức đầu tư của dự án là 645.202 triệu đồng, từ nguồn viện trợ bằng công nghệ và thiết bị của Tổ chức Phát triển Công nghệ công nghiệp và Năng lượng mới - Nhật Bản (NEDO) có giá trị tương đương 472.188 triệu đồng và phần vốn đối ứng từ ngân sách TP Hà Nội là 173.015 triệu đồng.
Nhà máy có công suất xử lý 75 tấn/ngày chất thải công nghiệp và nguy hại, đồng thời tận dụng nhiệt phát điện với công suất 1.930kW. Lượng điện này một phần sẽ được phục vụ cho hoạt động của nhà máy, phần còn lại sẽ hòa lưới điện quốc gia phục vụ người dân trên địa bàn.
Đây là mô hình kiểu mẫu đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ lò đốt tiên tiến của Nhật Bản để tái sử dụ ng rác thải như một nguồn tài nguyên. Ông Hirono, kỹ sư Tập đoàn Hitz đang hướng dẫn và chuyển giao công nghệ cho các công nhân, kỹ sư Việt Nam.
Rác thải được đốt cháy ổn định với lò quay loại sử dụng ghi lò và phát điện với công suất 1930 kW nhờ sử dụng nhiệt thu hồi từ khí thải.
Nhà máy xử lý triệt để chất thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn Hà Nội, vừa bảo vệ môi trường, vừa tái sử dụng chất thải để cung cấp điện năng.
Băng truyền dẫn các chất thải công nghiệp trước khi đưa vào lò quay thường xuyên được kiểm tra kỹ.
Anh Nguyễn Văn Hà, nhóm trưởng Tổ 2 của nhà máy đang kiểm tra khu vực phễu nghiền rác trước khi vận hành nhà máy.
Kỳ Anh