Đau đầu vào cuối tuần: Theo bác sĩ Todd Schwedt, giám đốc Washington University Headache Center, mức độ stress giảm đột ngột có thể gây ra cơn đau nửa đầu. Bạn nên thực hiện theo chế độ ăn và ngủ giống những ngày làm việc trong tuần để giảm thiểu những yếu tố góp phần gây ra tình trạng này.
Đau nhiều trong kì kinh nguyệt: Những người phụ nữ bị stress nhiều có khả năng hứng chịu những cơn đau bụng nặng nề gấp 2 lần so với những người ít bị stress hơn (một nghiên cứu từ Harvard). Những nhà nghiên cứu tìm ra nguyên nhân do sự mất cân bằng trong hormone và chỉ ra rằng đến phòng tập gym có thể làm dịu cơn đau và stress bằng cách giảm hoạt động của thần kinh giao cảm.
Đau miệng: Hàm bị đau có thể là dấu hiệu của việc nghiến răng, thường là xảy ra khi ngủ nhưng chúng có thể tệ hơn khi bạn bị stress - theo Matthew Messina, người tư vấn cho Hiệp hội Nha khoa Mỹ.
Những giấc mơ lạ: Nếu bạn bị căng thẳng, bạn sẽ thức dậy giữa đêm nhiều hơn. Nếu những hình ảnh không mong muốn liên tục xuất hiện trong cả đêm thì bạn cần tạo thói quen ngủ tốt hơn, ngủ 7 đến 8 tiếng một đêm, tránh caffein và rượu trước giờ ngủ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Chảy máu lợi: Những người bị stress nhiều có nguy cơ cao bị bệnh về nướu. Hormone căng thẳng cortisol tăng cao lâu dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và cho phép vi khuẩn xâm nhập vào lợi. Bảo vệ miệng bằng cách đánh răng thường xuyên, tập thể dục và ngủ nhiều hơn để giảm stress.
Nổi mụn: Theo tiến sĩ Gil Yosipovitch, Trưởng khoa da liễu tại Trường Y ĐH Temple (Mỹ), stress gây viêm và nổi mụn trên da. Bạn có thể sử dụng lotion có thành phần salicylic acid hay benzoyl peroxide cùng với kem dưỡng ẩm không chứa thành phần kích ứng mụn để da không quá khô.
Thèm đồ ngọt: Mặc dù thay đổi hormone ở phụ nữ có thể tăng cảm giác thèm ăn nhưng stress thường là nguyên nhân chính. Khi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania nghiên cứu những phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, họ chỉ nhận thấy một sự giảm sút nhỏ về sự thèm ăn socola sau thời kỳ mãn kinh, vì vậy thèm đồ ngọt thường là do stress hoặc những nguyên nhân khác.
Ngứa da: Mặc dù ngứa có thể làm cơ thể bị stress, các chuyên gia cho cảm xúc lo lắng hoặc căng thẳng tác động xấu đến những người dễ bị viêm da, chàm và bệnh vẩy nến khiến chúng xuất hiện nhiều hơn. Điều này được giải thích rằng căng thẳng kích hoạt các sợi thần kinh và tạo nên cảm giác ngứa.
Dị ứng: Nghiên cứu từ Đại học Y khoa Đại học bang Ohio cho biết những người bị dị ứng với một vật hay đồ ăn gặp nhiều triệu chứng hơn khi họ bị căng thẳng. Nguyên nhân là do hormone liên quan đến stress có thể thúc đẩy sự sản sinh IgE, một loại protein máu gây ra tình trạng dị ứng.
Đau bụng: Có giả định rằng ruột và não có cùng hệ thống thần kinh nên khi đầu óc bị căng thẳng, ruột cũng sẽ trong trạng thái tương tự. Thiền, tập thể dục hay gặp chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ giúp bụng của bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và giảm những cơn đau do căng thẳng.
Theo VOV.VN