50% bệnh nhân COVID-19 mắc phải triệu chứng kéo dài này

Mặc dù thế giới đã phải đối phó với đại dịch COVID-19 hơn hai năm nay, chúng ta vẫn đang tìm hiểu cách loại virus này ảnh hưởng đến cơ thể con người. 
Mất khứu giác hoặc giảm khả năng ngửi mùi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Ảnh minh họa: Yahoo News 
Một trong những vấn đề đặc biệt khó chính là các triệu chứng mà virus SARS-CoV-2 có thể gây ra cùng với cách một số triệu chứng có thể kéo dài sau khi hồi phục. Mới đây, một nghiên cứu mới đã tìm ra triệu chứng hậu COVID-19 đang gây ảnh hưởng lâu dài đến khoảng một nửa số người từng mắc bệnh. Hãy tìm hiểu xem triệu chứng nào có thể đeo bám bạn, cho dù bạn đánh bại căn bệnh này.

Theo kết luận của các nhà khoa học Thụy Điển, gần một nửa số người mắc COVID bị thay đổi khứu giác. Và họ đang tìm cách để làm rõ về triệu chứng kỳ lạ nhất của hội chứng hậu COVID-19: chứng mất mùi hoặc mất khứu giác. 

Trong một nghiên cứu chưa được hội đồng chuyên gia thẩm định lại, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên 100 bệnh nhân bị nhiễm SARS-CoV-2 tại một trong những đợt bùng phát sớm nhất ở Thụy Điển vào mùa xuân năm 2020.

Kết quả cho thấy trong khi chỉ có 4% trong số họ đã từng mất khứu giác hoàn toàn thì có đến 33% bị giảm khả năng cảm nhận mùi và 49% mắc chứng loạn khứu giác. Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành các thử nghiệm tương tự trên một nhóm những người có kết quả xét nghiệm âm tính với kháng thể của COVID-19 và phát hiện khoảng 1/5 trong số họ có cảm nhận về mùi kém hơn. Điều này cho thấy mức độ phổ biến của chứng rối loạn khứu giác trong dân số nói chung.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu thống kê rằng 65% bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19 vẫn bị mất hoàn toàn khứu giác, hoặc bị giảm khả năng và loạn khứu giác đáng kể trong thời gian 18 tháng kể từ thời điểm đầu tiên nhiễm virus. Tương tự, chỉ có 20% ở nhóm đối tượng chưa từng mắc COVID bị mất khứu giác. 

Nhóm chuyên gia cho rằng những thay đổi này có khả năng kéo dài. Những người tham gia nghiên cứu của họ đều là các nhân viên y tế - nhóm đối tượng được xét nghiệm virus sớm hơn và thường xuyên hơn trong đại dịch. 

Do đó, tất cả mọi người đều bị nhiễm phiên bản đầu tiên của virus SARS-CoV-2, trước khi các biến thể mới phát triển và thay đổi một số khía cạnh về cách thức hoạt động của virus. Điều đó cũng có nghĩa là chưa có ai trong nhóm này được tiêm phòng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cuối cùng chỉ ra rằng dựa trên khoảng thời gian kể từ lần virus tác động đầu tiên với hệ thống khứu giác, có khả năng vấn đề về khứu giác sẽ là triệu chứng kéo dài phổ biến. 

Trong khi các nghiên cứu cho thấy tình trạng mất khứu giác một phần hoặc toàn bộ là tương đối phổ biến trong giai đoạn đầu của đại dịch, một số khảo sát đã phát hiện rằng phiên bản mới nhất của SARS-CoV-2 có thể không gây ra triệu chứng tương tự. 

Theo một nghiên cứu từ Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh, nguy cơ mắc chứng mất khứu giác hoặc loạn khứu giác ở những trường hợp nhiễm biến thể Omicron chỉ chiếm chưa đầy một so với biến thể Delta trước đó. 

Tiến sĩ Johan Lundströmm, trưởng nhóm nghiên cứu ban đầu tại Viện Karolinska ở Stockholm cho biết chứng mất khứu giác hoặc loạn khứu giác lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của một người nhiều hơn những gì người ta có thể tưởng tượng. Ông nói: “Khi bạn không thể ngửi, tất cả những gì bạn có thể cảm nhận được là 5 vị cơ bản, xúc giác và gia vị. Một cách vô thức, mọi người bắt đầu thêm nhiều đường và chất béo, hoặc thèm ăn đồ chiên rán”.

Mọi người có thể tập luyện để lấy lại khứu giác. Ông Lundström nói với The Guardian: “Họ có thể không lấy lại được 100% phong độ trong quá khứ, nhưng hầu hết những người tập luyện sẽ trở lại mức độ đủ để không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ”.

Theo Hoàng Trang/Báo Tin tức

 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều