Nhiễm trùng: Nếu xuất hiện những triệu chứng như tiểu ra mủ, sốt thì rất có thể thận của bạn đã bị nhiễm trùng do những hòn sỏi nằm ở đó quá lâu. Cần chữa trị kịp thời tránh để thận ứ nước, ứ mủ, hóa mủ thì việc điều trị sẽ rất khó khăn.
Gây tắc đường tiết niệu: Vị trí của sỏi thường khởi nguồn ở đài thận, bàng quang hoặc bể thận. Tuy nhiên chúng không nằm yên một chỗ mà thường di chuyển dọc theo dòng chảy của nước tiểu, nhiều sỏi rơi vào niệu quản gây ra tắc nghẽn. Niệu quản cố co bóp mạnh để tống sỏi ra ngoài nên gây ra những cơn đau.
Sỏi làm tắc nghẽn đường thông của nước tiểu gây ra hiện tượng ứ nước, đọng nước ở niệu quản và thận. Nếu không can thiệp lấy sỏi ra kịp thời thận sẽ bị suy giảm chức năng gây ra hiện tượng bí tiểu.
Suy thận cấp: Xảy ra khi cả hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc. Khi đó bệnh nhân sẽ không có một giọt nước tiểu nào cả và tình trạng có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp điều trị trong vòng vài ngày.
Vỡ thận: Mặc dù khá hiếm nhưng vỡ thận vẫn có thể xảy ra với những người có vách thận quá mỏng. Mặc dù khá hiếm nhưng vỡ thận vẫn có thể xảy ra với những người có vách thận quá mỏng.
Theo Dương Nhung/Báo Lao động