|
Các cặp đôi tham gia đám cưới tập thể do Giáo hội Thống nhất Hàn Quốc tổ chức tại Trung tâm Peace World Cheong Shim ở quận Gapyeong, Tây Bắc Seoul ngày 7/2/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
|
Trong khi đó có đến 43,2% số người trẻ tuổi cho rằng "kết hôn hay không cũng được" và có tới 46,8% cho rằng “không kết hôn cũng không sao”.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy lý do khiến giới trẻ không kết hôn, phổ biến nhất là "không đủ tiền" khi có khoảng 30% số người được hỏi viện dẫn lý do này. Trong khi đó, 70% số người được hỏi trả lời rằng có thể sống cùng nhau mà không cần kết hôn, 60% cho rằng cần chia sẻ công bằng việc nhà.
Quan điểm tiêu cực về hôn nhân của giới trẻ Hàn Quốc cũng ngày càng tăng, với 3,6% số người được hỏi cho rằng không nên kết hôn. 55,8% số nam giới tham gia khảo sát cho rằng nên kết hôn, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới chỉ là 44,3%.
Xét theo nhóm tuổi, 29,1% thanh thiếu niên trong độ tuổi thanh thiếu niên (13~19 tuổi) cho rằng "nên kết hôn", trong khi tỷ lệ này ở nhóm người trên 60 tuổi chiếm tới 71,6%. Điều này cho thấy khi càng lớn tuổi, suy nghĩ về việc lập gia đình càng tăng lên.
Lý do chính khiến người dân Hàn Quốc chưa muốn kết hôn là vấn đề kinh tế, với 28,7% số người được hỏi cho biết “không đủ tiền cưới”, 14,6% nói rằng do tình trạng việc làm không ổn định.
Cũng theo cuộc điều tra nói trên, tỷ lệ người được hỏi cho rằng “không kết hôn vẫn có thể chung sống” tăng 5,5% so với thời điểm hai năm trước lên 65,2%, Đây là lần đầu tiên tỷ lệ này vượt mức 60%. Quan điểm này tiếp tục duy trì xu hướng tăng với 45,9% vào năm 2012 và 59,7% vào năm 2020. Số người nghĩ rằng “có thể có con mà không cần kết hôn” tăng 4 điểm phần trăm lên 34,7% so với hai năm trước.
Về tổng thể mối quan hệ gia đình, 64,5% trả lời "hài lòng", tăng 5,7% so với hai năm trước. Mức độ hài lòng về mối quan hệ với con cái là cao nhất, với 78,6%, tăng 2,2%. Kết quả khảo sát mới nhất về mức độ hài lòng trong các mối quan hệ đều ghi nhận sự cải thiện.
Chẳng hạn như mối quan hệ giữa vợ chồng là 72,1%, mối quan hệ với bố mẹ đẻ (71,1%) và mối quan hệ với bố mẹ vợ/chồng (60,8%). Ngoài ra, tỷ lệ cho rằng công việc gia đình nên được phân chia công bằng là 64,7%, tăng 2,2% so với hai năm trước. Tuy nhiên, chỉ có 21,3% nam giới và 20,5% nữ giới trả lời rằng họ chia sẻ công việc gia đình một cách công bằng.
Theo Khánh Vân (TTXVN/Báo Tin tức)