Lào Cai thực hiện Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

(Mặt trận) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai các dự án thành phần của Chương trình, trong đó Dự án 1 nhằm từng bước giúp ổn dịnh đời sống cho đồng bào.
Ảnh minh họa – Nguồn Báo Tài nguyên và Môi trường 

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng kinh phí thực hiện phân bổ và giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình là 1.920.748 triệu đồng trong đó: vốn đầu tư ngân sách trung ương: 637.182 triệu đồng (năm 2022, 2023: 29.086 triệu đồng, năm 2024: 608.096 triệu đồng); vốn sự nghiệp: 895.285 triệu đồng, trong đó đã phân bổ 771.302 triệu đồng. Còn 123.983 triệu đồng chưa phân bổ. Vốn vay: 12.500 triệu đồng; Ngân sách tỉnh 252.900 triệu đồng; Ngân sách huyện: 37.381 triệu đồng; Huy động cộng đồng: 85.500 triệu đồng.

Vốn năm 2023 chuyển nguồn sang năm 2024: Vốn đầu tư năm 2022, 2023 chuyển nguồn: 29.086 triệu đồng. Vốn sự nghiệp: 377.963 triệu đồng, trong đó đã phân bổ 344.690 triệu đồng, đạt 91,2% kế hoạch. Còn 33.273 triệu đồng chưa phân bổ.

Vốn kế hoạch năm 2024: 1.513.700 triệu đồng trong đó: Vốn đầu tư: 608.096 triệu đồng. Vốn sự nghiệp: 517.323 triệu đồng, trong đó đã phân bổ đến các cơ quan, đơn vị địa phương là 426.613 triệu đồng, đạt 82,5% kế hoạch. Còn 90.710 triệu đồng chưa phân bổ. Vốn vay: 12.500 triệu đồng; Ngân sách tỉnh 252.900 triệu đồng; Ngân sách huyện: 37.381 triệu đồng; Huy động cộng đồng: 85.500 triệu đồng

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2024, kết quả giải ngân toàn tỉnh là: 290.339/1.822.748 triệu đồng;  Vốn đầu tư: 225.496/637.182 triệu đồng đạt 35,4% kế hoạch vốn trung ương giao, trong đó vốn năm 2023 chuyển nguồn năm 2024: đã giải ngân 6.996/29.086 triệu đồng đạt 24% kế hoạch; vốn kế hoạch giao năm 2024: đã giải ngân 218.530/608.096 triệu đồng đạt 36% kế hoạch; vốn sự nghiệp: 37.708/895.285 triệu đồng, đạt 4,2% kế hoạch, trong đó: vốn năm 2023 chuyển nguồn năm 2024: đã giải ngân 29.168/377.463 triệu đồng, đạt 7,7% kế hoạch; vốn kế hoạch giao năm 2024 đã giải ngân 8.541/517.323 triệu đồng, đạt 1,7% kế hoạch. Ngân sách tỉnh 26.835/252.900 triệu đồng đạt 10,6% kế hoạch; Ngân sách huyện 300/37.381 triệu đồng đạt 1% kế hoạch.

Đối với Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: Kế hoạch giao: 59.311 triệu đồng trong đó: Vốn đầu tư (ngân sách trung ương) 28.555 triệu đồng; (năm 2023 là 169 triệu đồng; năm 2024 giao 28.386 triệu đồng); Vốn Sự nghiệp: 20.995 triệu đồng; (năm 2023 chuyển nguồn 2.570 triệu đồng vốn sự nghiệp năm 2024: 18.425 triệu đồng). Ngân sách địa phương 5.000 triệu đồng; Vốn vay 7.500 triệu đồng. Kết quả thực hiện đến 30/6/2024: 12.594/49.550 triệu đồng đạt 25,4% kế hoạch vốn trung ương giao. Ước thực hiện năm 2024 đạt 80% kế hoạch, trong đó: - Vốn đầu tư: đến nay giải ngân được 12.129 triệu đồng, gồm:

Về nội dung hỗ trợ nhà ở: Trong 06 tháng đầu năm 2024, UBND cấp huyện đã khẩn chương phê duyệt danh sách các hộ được hỗ trợ theo chương trình, đẩy nhanh tiến độ các nhà đang triển khai xây dựng chưa hoàn thành và đến nay đã thực hiện khởi công được 62 nhà, trong đó xây dựng hoàn thành được 07 nhà trên địa bàn tỉnh. Lũy kế kết quả thực hiện từ đầu chương trình đến nay xây dựng hoàn thành được 148/351 nhà, dự kiến phấn đấu sẽ xây dựng hoàn thành 131 nhà còn lại trong năm 2024 (72 nhà tại huyện Bảo Yên không thực hiện do không còn đối tượng đủ điều kiện để được hỗ trợ nhà ở theo quy định).

Nội dung Hỗ trợ nước sinh hoạt: Tiếp tục đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, thực hiện các thủ tục nghiệm thu công trình hoàn thành và thanh quyết toán các công trình. Vốn sự nghiệp: Cơ bản các địa phương tập trung thực hiện rà soát, lập danh sách các hộ thuộc diện được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: lập, trình phê duyệt dự toán và tổ chức mời thầu (huyện Bát Xát đã thực hiện cấp phát 286 téc nước cho 286 hộ hưởng lợi; đã giải ngân 465/18.194 triệu đồng, đạt 2,5% kế hoạch).

Hiện khó khăn, vướng mắc trong triển khai Dự án 1 đó là các hộ dân thuộc đối tượng hỗ trợ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đang làm nhà trên đất nông nghiệp, vị trí dự kiến xây dựng nhà ở chưa phù hợp với quy hoạch, chưa có kế hoạch sử dụng đất, 5 công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cần nhiều thời gian; Đối với nội dung chuyển đổi nghề: các địa phương chưa xác định được nhu cầu nên không triển khai được.

Để đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chương trình trong thời gian tới, tỉnh tập trung triển khai một số giải pháp chủ yếu: Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy, đảng và chính quyền, quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện chương trình mục tiêu của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình năm 2024;

Tiếp tục bám sát các văn bản quy định, hướng dẫn sửa đổi bổ sung của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương để kịp thời ban hành bổ sung các văn bản của tỉnh về quy định, hướng dẫn thực hiện các nội dung thuộc Chương trình. Thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 - 2025 đối với huyện Bắc Hà và huyện Mường Khương bảo đảm theo quy định, hiệu quả;

Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan cấp tỉnh và các địa phương trong việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần; kịp thời hướng dẫn, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để hoàn thành các mục tiêu; Đề xuất phương án phân bổ kế hoạch vốn Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Chính phủ và quy định của các bộ, ngành trung ương; Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án quyết toán, hoàn thành, chuyển tiếp, bảo đảm không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; Huy động tối đa các nguồn lực hợp pháp; khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình; các nguồn lực tham gia đóng góp phải trên nguyên tắc công khai, minh bạch, tự nguyện, đúng mục tiêu Chương trình và bảo đảm cơ chế giám sát của Nhà nước, tổ chức, cộng đồng.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động theo hướng đổi mới cách thức, phương thức công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về Chương trình, nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân... để người dân nhận thức sâu sắc về vai trò chủ thể việc thực hiện chương trình, trở thành ý thức tự giác, chủ động, hăng hái của mỗi người dân. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình: Các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình bảo đảm thường xuyên, liên tục.

Hoàng Nhung

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều