Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ trên đảo Đá Lớn B, tháng 4/2018.
Đối với vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, một trong những mục tiêu chính của Việt Nam là giành được sự công nhận quốc tế, thông qua các biện pháp ngoại giao với Liên hợp quốc và đặc biệt là ASEAN. Năm 2010, Việt Nam đã nỗ lực làm nổi bật vấn đề khi tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN.
Robert Keohane và Joseph Nye - hai nhà lý luận theo chủ nghĩa tự do ủng hộ sự phụ thuộc lẫn nhau. Họ đã phân tích hệ thống thế giới mới của các quốc gia kết hợp với nhau thông qua các đơn vị kinh tế, cụ thể là thông qua các giao dịch tài chính, tạo ra các thể chế và chế độ quốc tế. Hiện nay, các quốc gia có các mục tiêu quốc gia khác nhau như phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ ngoại giao quốc tế, nâng cao mức sống của người dân, v.v.. Các nhà lãnh đạo chính trị ưu tiên sự phụ thuộc lẫn nhau trong chính sách của họ bởi vì nó có thể làm giảm xung đột lợi ích và mang lại câu trả lời cho các vấn đề thế giới.
Mặc dù trong thế giới của chúng ta ngày nay có nhiều vấn đề liên kết với nhau, các liên minh được hình thành xuyên quốc gia và xuyên chính phủ, các tổ chức quốc tế đóng một vai trò nổi bật trong việc tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề này. Các tổ chức quốc tế giúp đưa ra chương trình nghị sự toàn cầu, đóng vai trò là động lực cho sự hình thành liên minh và tạo môi trường cho các sáng kiến và liên kết chính trị, đặc biệt là đối với các quốc gia yếu kém. Bằng cách hỗ trợ các chế độ thể chế, và tổ chức trong việc giải quyết xung đột thế giới, Việt Nam cần một thể chế quốc tế để mang lại sự ổn định trong tình hình Biển Đông.
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh phóng sinh rùa trên đảo Sơn Ca, tháng 4/2018.
Nếu công tác quản lý nhà nước của Việt Nam tăng cường quan hệ ngoại giao, điều này sẽ mang lại cho đất nước sự ổn định hơn trong các tranh chấp. Việt Nam đặt mục tiêu giải quyết tranh chấp một cách hòa bình nhất có thể với Trung Quốc và các bên trong việc tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển và Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cũng cần nỗ lực trong các hoạt động ngoại giao.
Về một hướng diện khác, tăng cường an ninh quốc phòng rất quan trọng trong tình hình tranh chấp Biển Đông như hiện nay nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia về mặt chính trị và kinh tế. Thêm vào đó, tình hình an ninh trên Biển Đông có sức ảnh hưởng lớn đến trật tự và cục diện quốc tế. Đại hội XII của Đảng ta ghi nhận, “quốc phòng, an ninh được tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”[1].
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh trò chuyện với các em nhỏ trên đảo Sinh Tồn, tháng 4/2018.
Sự hiện diện của sức mạnh trên Biển Đông giúp duy trì các lợi ích quốc gia chính như: đảm bảo an ninh, đảm bảo quyền lợi cho công dân và các đồng minh cũng như các đối tác; một nền kinh tế mạnh mẽ, sáng tạo và phát triển trong nền kinh tế quốc tế mở, hệ thống thúc đẩy cơ hội và thịnh vượng, tôn trọng các giá trị chung trong nước và trên toàn thế giới, hướng đến một trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc thúc đẩy hòa bình, an ninh và cơ hội thông qua hợp tác mạnh mẽ hơn để giải quyết những thách thức toàn cầu. Do đó, các biên giới ổn định và được xác định rõ ràng sẽ giúp an ninh quốc gia của Việt Nam được đảm bảo; đồng thời tạo thuận lợi cho việc hợp tác với các nước láng giềng...
Việt Nam cũng cần cố gắng xây dựng niềm tin cùng với cộng đồng quốc tế để cam kết trở thành thành viên có trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh hàng hải trong khu vực có chủ quyền và đảm bảo cho ngư dân Việt Nam, cũng như của các nước láng giềng có thể hoạt động một cách an toàn và hợp pháp trên Biển Đông.
[1] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 58 - 59.
ThS. Đỗ Phan Minh Khuê - Ảnh Hương Diệp