Bệnh thận: Có chức năng thanh lọc và thải độc cho cơ thể, thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể con người. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị bệnh thận, dù nặng hay nhẹ đều bị ngứa da. Bệnh thận mãn tính như suy thận có thể gây ngứa dữ dội. Nguyên nhân bởi các độc tố và chất thải không thể đào thải ra khỏi cơ thể và gây ngứa da.
Bệnh gan: Tương tự thận, gan là một cơ quan quan trọng khác trong cơ thể giúp tiêu hóa và phân hủy các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Và triệu chứng sớm của bệnh gan có thể là ngứa ngáy khắp cơ thể.
Bệnh da liễu: Các triệu chứng như da khô, nổi sẩn, mụn nước... đều có liên quan đến các bệnh về da phải kể đến như: vảy nến, viêm cơ địa, mề đay hay nấm da...
Bệnh về cột sống: Không phát ban mà chỉ bị ngứa nghiêm trọng ở vùng lưng thì đó có thể là dấu hiệu của đau cột sống. Nguyên nhân thường do chấn thương hoặc viêm một phần tủy sống. Khi dây thần kinh và xung quanh tủy bị tổn thương hoặc viêm, khi ngồi và di chuyển chúng chèn ép gây ngứa khu vực đó.
Ngứa do mang thai: Ngứa ở phụ nữ mang thai là hiện tượng bình thường, ước tính có khoảng 20% trường hợp bị ngứa nhẹ. Tuy nhiên, nếu ngứa dữ dội thì có thể là mắc các bệnh về da, hoặc cũng có thể là biểu hiện của ứ mật trong thai kỳ.
Bệnh celiac: Việc bị ngứa dữ dội cùng với những vệt đỏ hoặc mụn cóc xung quanh đầu gối, khuỷu tay, mông và da đầu thì đó có thể là triệu chứng của bệnh viêm da herpetiformis, một loại bệnh Celiac ảnh hưởng đến da. Điều này thường xảy ra khi tiêu thụ thực phẩm giàu chất gluten, mà cơ thể không thể xử lý, do mắc bệnh Celiac. Vì vậy, một chế độ ăn uống không có gluten và thuốc có thể điều trị rối loạn này.
Bệnh về tuyến giáp: Mất cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể có thể gây ra bệnh ở tuyến giáp từ đó dẫn đến tình trạng ngứa trên da. Bệnh về tuyến giáp có 2 loại là hypothyroidism do tuyến giáp hoạt động kém và cường giáp do tuyến giáp hoạt động quá mức. Căn bệnh này cần có thời gian điều trị lâu dài chứ không khỏi ngay được.
Ung thư hạch bạch huyết hay lymphoma: Lymphoma là một loại ung thư máu ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết của cơ thể. Loại ung thư này thường rất khó điều trị và tỷ lệ tái phát rất cao. Những người bị bệnh này bị ngứa khắp cơ thể, mà không phát ban. Điều này là do cytokine gây ra phản ứng viêm ở các tế bào da, gây ngứa trầm trọng. Ngoài triệu chứng ngứa ngáy khắp người, bệnh nhân mắc phải ung thư hạch bạch huyết thường bị sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi, giảm cân, mệt mỏi, xuất hiện khối u không đau ở cổ, dưới cánh tay hoặc ở vùng háng.
Thời kỳ mãn kinh: Thời kỳ mãn kinh là một hiện tượng tự nhiên xảy ra với mọi phụ nữ, sau tuổi 45, khi chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt. Trong thời kỳ mãn kinh, một số thay đổi nội tiết tố xảy ra trong cơ thể. Do những thay đổi nội tiết tố, làm giảm sản xuất các loại dầu tự nhiên của cơ, do đó làm cho da khô và ngứa. Liệu pháp nội tiết có thể khắc phục vấn đề này.
Ung thư vú: Ngứa ở ngực chủ yếu liên quan tới ung thư vú dạng viêm, và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú dạng viêm bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay da sần sùi. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư phát triển nhanh chặn mạch máu và bạch huyết mạch ở da, khiến cho chất lỏng tích tụ trong và dưới da, gây kích thích da.
Theo CTV Nguyễn Như/VOV.VN (RD)