Muối: Lượng muối cần thiết mỗi ngày là 5g hoặc 1 muỗng cà phê. Nếu chúng ta ăn nhiều muối, cơ thể sẽ bắt đầu tích tụ dịch. Những gì bạn có thể làm là hạn chế lượng muối tiêu thụ. Nếu thực phẩm có vẻ nhạt nhẽo, hãy sử dụng các loại gia vị từ thảo mộc.
Dị ứng: Nếu sưng phù kèm theo ngứa và đỏ, đó là dấu hiệu của dị ứng. Nếu sưng tấy đang phát triển nhanh chóng ở cổ và mặt, bạn đến bệnh viện nhanh chóng. Nếu sưng phù nhỏ, thuốc kháng histamine có thể sẽ giúp ích.
Hormon: Rối loạn nội tiết là một lý do dẫn đến tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Nếu bạn bị chướng bụng, chân sưng lên, hoặc tăng cân, nó có thể là do sự thay đổi hormon. Thay đổi chế độ ăn kiêng của bạn, ăn thức ăn giàu chất đạm và giảm lượng thức ăn ngọt, cay và mặn. Đến bệnh viện kiểm tra để được tư vấn điều trị kịp thời.
Bệnh thận: Mặt sưng phù vào buổi sáng có thể biểu hiện các vấn đề về thận. Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi màu nước tiểu và đau lưng. Bạn nên thực hiện theo chế độ ăn kiêng, điều chỉnh tư thế ngủ và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Bệnh tim mạch: Sưng chân và vùng bụng, kèm theo đau ở ngực, mệt mỏi, hoặc khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Bạn không nên tự điều trị ở nhà mà cần khám bác sĩ tim mạch.
Thuốc: Sưng có thể xảy ra do dùng một số loại thuốc nhất định, ví dụ như thuốc hạ sốt, giảm đau, hoặc thuốc tránh thai. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể thay thế bằng một loại thuốc khác mà không để lại tác dụng phụ.
Lối sống: Những người phải dành nhiều thời gian trong ngày hoặc ngồi có thể bị phù chân. Những gì bạn có thể làm là đứng dậy đi lại, tận dụng thời gian nghỉ để ngồi tự xoa bóp và nên mang giày dép thoải mái.
Mất nước: Ở giai đoạn đầu của mất nước, cơ thể bạn bắt đầu tích tụ chất lỏng. Kết quả là mắt cá chân, cổ tay và bụng dưới có thể sưng lên. Bạn nên uống ít nhất 1,2 lít nước mỗi ngày và tránh cà phê, rượu và đồ uống có ga.
Theo VOV.VN