Trong những năm gần đây, xu hướng trẻ hóa các bệnh liên quan tới tim mạch và mạch máu não ở độ tuổi từ 20-29 tăng cao, chiếm 15.3%, từ 41-45 tuổi chiếm 41.1%. Tại sao người trẻ ngày càng nhiễm bệnh nhiều hơn, lý do chính là lối sống không lành mạnh mà đại bộ phận người trẻ đang bất chấp sống theo.
Bác sĩ Liang Weixuan, khoa tim mạch, trung tâm phòng ngừa mạch máu não ở Hồng Kong, Trung Quốc cho biết: “Chế độ ăn uống của người trẻ không được cân bằng, ngày càng sống nhiều về đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Hơn nữa, người trẻ và người ở độ tuổi trung niên chịu nhiều áp lực nặng nề trong công việc, cuộc sống, khiến họ luôn bị kiệt sức, cơ thể ngày càng yếu đi. Mặc khác, tâm lý căng thẳng, sự lo lắng quá mức, thay đổi tâm trạng liên tục dẫn đến sự trẻ hóa các bệnh tim mạch”.
Tăng huyết áp và mỡ máu cao đã trở thành yếu tố chính trong các bệnh tim mạch và mạch máu não, bao gồm tăng đường huyết, tăng axit uric máu, tăng đường glucose máu và các yếu tố nguy cơ khác chiếm 56.59%.
Theo bác sĩ Liang Weixuan, 2/3 số người trong độ tuổi từ 35-64 bị tăng cholesterol máu, huyết áp cao, béo phì và tiểu đường. Đây là những yếu tố gây nguy cơ khởi đầu của bệnh tim mạch.
Những người trẻ tuổi và trung niên có áp lực công việc cao có nguy cơ mắc bệnh và rủi ro tiềm ẩn cao hơn những người bình thường khác. Áp lực công việc càng lớn, yếu tố rủi ro càng lớn.
82.6% người trẻ tuổi và trung niên thường cảm thấy lo lắng hoặc mệt mỏi trong công việc, và 30.4% trong số họ có sức khỏe thể chất và tinh thần kém, thường xuyên mệt mỏi. Các nghiên cứu trước đây được công bố trên The Lancet đã chỉ ra rằng làm thêm giờ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não.
So với những người làm việc 35 đến 40 giờ một tuần, những người này có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Một phân tích được công bố trên tạp chí Thần kinh học cho thấy mối tương quan đáng kể giữa căng thẳng công việc và nguy cơ đột quỵ. Làm thêm giờ thường xuyên làm tăng nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn giấc ngủ và bệnh tâm thần, cũng như thay đổi lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn nhiều calo, thiếu tập thể dục, và hút thuốc và uống rượu.
Bệnh nhân nam chiếm 87.14%. Tỷ lệ cao của hút thuốc và uống rượu làm cho tỷ lệ mắc bệnh tăng cao. Tỷ lệ nam giới hút thuốc và uống rượu cũng cao và nguy cơ mắc bệnh cũng cao, nam giới là 87.14%, trong khi đó nữ giới là 12.86%.
Hút thuốc là một yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một bài báo được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh chỉ ra rằng ngay cả một lượng nhỏ thuốc lá mỗi ngày cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ ở mức độ lớn hơn.
Một số nghiên cứu khác cho thấy uống rượu vang vừa phải có lợi cho tim mạchTheo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, uống 25 gram rượu mỗi ngày làm tăng 82% nguy cơ ung thư miệng và họng, ung thư thực quản lên 39%, ung thư thanh quản 43%, ung thư vú 25% và cao nguyên phát. Huyết áp tăng 43%, xơ gan tăng 1,9 lần và viêm tụy mãn tính tăng 34%.
Nếu uống nhiều hơn, nguy cơ phát triển các bệnh này sẽ tăng theo. Những người mắc bệnh tim mạch thường mắc các bệnh khác kèm theo. Vì lợi ích sức khỏe tổng thể, hãy cố gắng tránh uống rượu.
Theo PHAN HẰNG/Dân Việt (SOHU)