|
Các nghiên cứu cho thấy con người thường đảo mắt trong khi ngủ.. Ảnh: sciencefocus.com |
Trong nghiên cứu được công bố ngày 22/1 trên tạp chí Neuron, các nhà khoa học báo cáo về một mạch thần kinh chung điều chỉnh cả chứng sợ bẩm sinh và chứng chuyển động nhanh của mắt (REM) trong giấc ngủ. Đây là khái niệm để chỉ một giai đoạn khi mắt của một người chuyển động nhanh theo nhiều hướng, khiến người đó tỉnh ngủ trong một thời gian ngắn và theo chu kỳ.
Nhóm nghiên cứu do ông Wang Liping, chuyên gia Viện Công nghệ tiên tiến Thâm Quyến thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, đứng đầu đã phát hiện ra rằng một vùng não có khả năng thúc đẩy quá trình giải phóng hormone cũng điều chỉnh giấc ngủ REM.
Trong thí nghiệm, các loài gặm nhấm ngủ trong một buồng kín và tiếp xúc với chất kích thích mùi, báo hiệu sự xuất hiện của một kẻ săn mồi. Mùi này gây ra sự kích thích nhanh chóng đối với giấc ngủ REM, cho thấy hiện tượng này liên quan đến một cơ chế cho phép con vật tỉnh ngủ nhanh chóng để đối phó với những mối nguy hiểm tiềm ẩn.
Sau đó, các nhà nghiên cứu kiểm tra nhân dưới đồi trung gian, một vùng não chứa mật độ tế bào thần kinh cao giải phóng một chất hóa học gọi là corticotropin. Hóa chất này có thể kích hoạt các tuyến thượng thận giải phóng adrenaline vào máu, giúp nhịp tim nhanh hơn và tăng huyết áp, khiến các loài động vật đều sẵn sàng đối phó với nguy hiểm. Ngoài ra, những tế bào thần kinh đó có thể làm giảm ngưỡng kích thích trong giấc ngủ REM và tăng phản ứng phòng thủ sau khi thức dậy.
Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này là một ví dụ về sự tiến hóa dẫn đến hai chức năng khác biệt nhưng có liên quan với nhau với một bộ công cụ trong não bộ. Theo họ, sự chọn lọc tự nhiên theo hướng tối ưu hóa mạch thần kinh hiện có để mang lại hiệu quả trong việc truyền tín hiệu và sử dụng năng lượng so với các giải pháp chuyển hóa phức tạp hơn. Nghiên cứu cũng mở ra khả năng mới điều trị chứng rối loạn tâm thần.
Theo Phương Hồ (TTXVN)