Tiểu đường: Bệnh tiểu đường và bệnh nha chu có liên quan đến nhau. Khi miệng bạn bị viêm, nó sẽ làm giảm khả năng kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể. Khi lượng đường trong máu tăng lên, nó mở đường cho các vi khuẩn gây viêm lợi.
Bệnh tim mạch: Bệnh về lợi và bệnh tim mạch thường đi liền với nhau. Theo nghiên cứu của Tổ chức Răng miệng Wisconsin, 91% người mắc bệnh tim mạch cũng mắc phải bệnh nha chu. Hàng triệu vi khuẩn tích tụ thành mảng và khối trong miệng di chuyển xuống mạch máu dẫn đến nhiễm trùng mạch máu, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Viêm nội tâm mạc: Đây là một loại nhiễm trùng xảy ra ở màng trong của các ngăn tim và van tim. Đánh răng và các hoạt động vệ sinh răng miệng khác có thể gây chảy máu lợi, tạo điều kiện cho hàng triệu vi khuẩn và các mầm bệnh khác từ miệng xâm nhập vào máu, di chuyển đến tim và bám vào các van tim bị hỏng dẫn đến viêm nội tâm mạc.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Vệ sinh răng miệng kém có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp bởi các vi khuẩn ở miệng có liên quan đến các bệnh về phổi.
Béo phì: Theo Tổ chức Giáo dục Răng miệng Hoa Kỳ, có một sự liên kết giữa bệnh béo phì và sức khỏe răng miệng, từ bệnh nha chu đến sâu răng đến các quá trình phẫu thuật răng hàm mặt.
Loãng xương: Phụ nữ bị loãng xương có nguy cơ rụng răng cao gấp ba lần so với những người không mắc phải bệnh này.
Thai kỳ: Bệnh nha chu có thể gây nguy hiểm đối với bào thai và dẫn đến những hậu quả có hại cho thai kỳ. Những sản phụ mắc bệnh nha chu sẽ sinh ra những đứa trẻ thiếu cân. Căn bệnh này gây ra sự viêm mãn tính trong cơ thể, kích thích dẫn đến sinh non.
Vấn đề về tiêu hóa: Các bệnh về lợi cũng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày. Khi bạn nhai và nuốt thức ăn, vi khuẩn gây hại sẽ di chuyển xuống bộ máy tiêu hóa cùng với thức ăn. Điều này có thể dẫn đến sự bất cân bằng hệ tiêu hóa.
Theo TH/VOV.VN (Boldsky)