Nhà nghỉ, nhà hàng Panorama Mã Pì Lèng. (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Nhà nghỉ, nhà hàng Panorama Mã Pì Lèng. (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Cần một quy hoạch cụ thể
Đèo Mã Pì Lèng là đoạn Quốc lộ 4C dài khoảng 20km nối liền hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc, cao 2.000m. Đây cũng là con đường hiểm trở nhất trên Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, một bên là vách núi đá vôi hiểm trở, bên kia là vực sông Nho Quế.
Chính khung cảnh núi đồi trập trùng và dòng sông Nho Quế dưới vực xanh thẳm đã tạo nên không gian thoáng đãng, hút tầm mắt dù ở bất cứ mùa nào trong năm cho khu vực đèo Mã Pì Lèng. Và tất nhiên, không du khách nào khi lên đến đỉnh đèo Mã Pì Lèng mà không chụp một tấm ảnh lưu niệm.
Câu chuyện ngôi nhà không phép ở Mã Pì Lèng gây xôn xao dư luận cũng không lạ, bởi lẽ nó liên quan đến danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, được mệnh danh "Đệ nhất hùng quan," một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam.
Đoạn đèo Mã Pì Lèng hấp dẫn bởi địa thế hiểm trở, khung cảnh núi sông hùng vĩ. Và ngôi nhà xây không phép kia rất “lạc lõng” trong khung cảnh ấy, làm xấu đi hình ảnh của danh lam thắng cảnh này.
Thực tế cho thấy du khách khi lên Mèo Vạc-Đồng Văn đều có nhu cầu dừng chân, ngắm nhìn cảnh đẹp khó cưỡng ở khu vực đỉnh đèo Mã Pì Lèng mà đắc địa nhất lại chính là ở vị trí xây dựng tòa nhà không phép nêu trên.
Báo cáo của lãnh đạo tỉnh Hà Giang cũng nêu rõ là chuyên gia của Ban điều phối mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã khuyến cáo tỉnh nên xây dựng một điểm dừng chân phục vụ du khách tại khu vực Mã Pì Lèng (khu vực xây dựng tòa nhà không phép)…
Nhưng rất tiếc, chính quyền tỉnh Hà Giang mới chỉ kịp khảo sát, giao nhiệm vụ chứ chưa có một kế hoạch, quy hoạch cụ thể để biến khuyến cáo của chuyên gia quốc tế thành hiện thực. Ở một khía cạnh nào đó cũng có thể thấy, người dân đã “nhạy bén” nắm bắt xu hướng và nhanh chóng xây dựng một công trình đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước, quốc tế, mặc dù trong tay chưa có bất cứ giấy phép nào từ phía cơ quan chức năng.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khẳng định nhu cầu thưởng ngoạn của du khách là tự nhiên. Các công trình trên các chặng đường, nếu đáp ứng được nhu cầu của du khách, dừng chân, tham quan và các dịch vụ khác được coi là những công trình phục vụ khách du lịch.
Những điểm du lịch mới hay điểm du lịch có yếu tố hấp dẫn, các doanh nghiệp khai thác, có đầu tư sáng tạo, tạo nhiều sản phẩm mới đều được khuyến khích, nhưng về nguyên tắc phải có quy hoạch phát triển du lịch. Và các công trình xây dựng phục vụ du lịch dù bất kể ở đâu cũng phải tuân thủ pháp luật về trình tự, thủ tục...
Bao ton va phat huy gia tri di san: Nhin tu cau chuyen o Ma Pi Leng hinh anh 1Điểm dừng chân Panorama Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Mã Pì Lèng đã có cả nghìn năm nay, là cảnh quan đẹp ở tầm quốc gia và cần có quy hoạch tổng thể, cụ thể, chi tiết ở các cấp để đảm bảo hài hòa, phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho người dân địa phương, đáp ứng nhu cầu của du khách mỗi khi đến đây.
Việc khai thác, phát triển theo quy hoạch sẽ tránh được tình trạng người dân làm theo ý muốn chủ quan, dẫn đến vi phạm pháp luật, còn cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương cũng không phải “đau đầu, chóng mặt” giải quyết hậu quả…
Ưu tiên phương án phát triển bền vững
UNESCO đã từng có khuyến cáo rằng bảo tồn di sản mà không đem lại lợi ích cho cộng đồng thì việc bảo tồn sẽ không bền vững. Nhưng khai thác mà bất chấp việc giữ gìn di sản thì sẽ tự đánh mất tài nguyên. Bởi các di sản không chỉ đem lại nguồn lợi khi phát triển du lịch bền vững, mà còn đưa giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người sở hữu di sản đến với bạn bè quốc tế…
Trở lại với vụ việc ở Mã Pì Lèng, trước mọi sự đã rồi, giờ đây các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương và chủ tòa nhà đều phải có trách nhiệm thống nhất phương án xử lý tối ưu nhất.
Rất nhiều ý kiến của các đơn vị lữ hành trong nước cho rằng tại danh thắng Mã Pì Lèng rất cần một trạm dừng chân cho du khách ngắm cảnh, chụp ảnh, vệ sinh, ăn uống nhẹ. Trong thực tế, nhiều nước đã làm như vậy. Thay vì “hội chứng bêtông cốt thép” như lô cốt, hãy sử dụng vật liệu nhẹ, vật liệu tự nhiên tại chỗ, gần gũi và hài hòa với môi trường.
Tiếp đó, vẫn còn những việc mà cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương phải tích cực triển khai để việc tương tự như Mã Pì Lèng không còn “sinh sản vô tính” ở nhiều nơi. Đó là quy hoạch tổng thể việc xây dựng và phát triển dịch vụ ở các danh thắng, khu bảo tồn, quy định trách nhiệm rõ ràng cho từng cấp. Cuộc sống và bất kỳ sự việc nào cũng luôn có hai mặt. Bảo tồn để phát triển chứ không thể giữ nguyên hiện trạng. Khi tất cả tiến lên thì dậm chân tại chỗ là thụt lùi...
Cũng có ý kiến cho rằng, cơ hội phát triển cho khu vực Mã Pì Lèng này không phải chỉ có ở việc khai thác giá trị cảnh quan trên đỉnh đèo, mà còn nằm ở hai đầu Đồng Văn và Mèo Vạc. Đặc biệt, phía Mèo Vạc phát triển rất nhanh do có lượng lớn khách du lịch, mà Mã Pì Lèng chính là nam châm hút khách đến.
Bao ton va phat huy gia tri di san: Nhin tu cau chuyen o Ma Pi Leng hinh anh 2Điểm dừng chân Panorama Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Ngay tại chân đèo phía Mèo Vạc đang hình thành khu "Làng Mông" kiến trúc gần với truyền thống, thu hút các nhà đầu tư. Ngoài ra, các dịch vụ như đi thuyền trên sông Nho Quế (hiện đang có), homestay ngay tại các bản (như bản Lác Mai Châu)... nếu được khai thác, phát huy, sẽ mang lại cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân nơi đây.
Tất nhiên, khi phát triển du lịch, chính quyền địa phương phải có cái nhìn thật thấu đáo, theo hướng phát triển bền vững. Chính sách của UNESCO về di sản thế giới và phát triển bền vững năm 2015 - một chính sách quốc tế mà Việt Nam đã góp phần xây dựng, một nguyên tắc cơ bản không đổi là các mục tiêu và hoạt động phát triển không được làm mai một hay suy giảm các giá trị nổi bật của di sản.
Với quan điểm này, các mục tiêu phát triển trong chiến lược, quy hoạch và kế hoạch tại các khu di sản thế giới cần được xây dựng với các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể đo lường được về chất lượng và tính bền vững, chứ không chỉ đơn thuần gói gọn trong các mục tiêu, chỉ tiêu về số lượng khách du lịch và doanh thu.
Nếu tiếp tục đơn thuần dựa trên các mục tiêu, chỉ tiêu về doanh số và doanh thu, sẽ dẫn đến nguy cơ ra đời hàng loạt cơ sở hạ tầng để tăng lượt khách, coi nhẹ việc đánh giá tác động với di sản, văn hóa địa phương, sức chịu tải của khu di sản và hệ quả là gây ảnh hưởng tới tính nguyên vẹn của di sản.
Theo Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)
Nhà nghỉ, nhà hàng Panorama Mã Pì Lèng. (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Cần một quy hoạch cụ thể
Đèo Mã Pì Lèng là đoạn Quốc lộ 4C dài khoảng 20km nối liền hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc, cao 2.000m. Đây cũng là con đường hiểm trở nhất trên Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, một bên là vách núi đá vôi hiểm trở, bên kia là vực sông Nho Quế.
Chính khung cảnh núi đồi trập trùng và dòng sông Nho Quế dưới vực xanh thẳm đã tạo nên không gian thoáng đãng, hút tầm mắt dù ở bất cứ mùa nào trong năm cho khu vực đèo Mã Pì Lèng. Và tất nhiên, không du khách nào khi lên đến đỉnh đèo Mã Pì Lèng mà không chụp một tấm ảnh lưu niệm.
Câu chuyện ngôi nhà không phép ở Mã Pì Lèng gây xôn xao dư luận cũng không lạ, bởi lẽ nó liên quan đến danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, được mệnh danh "Đệ nhất hùng quan," một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam.
Đoạn đèo Mã Pì Lèng hấp dẫn bởi địa thế hiểm trở, khung cảnh núi sông hùng vĩ. Và ngôi nhà xây không phép kia rất “lạc lõng” trong khung cảnh ấy, làm xấu đi hình ảnh của danh lam thắng cảnh này.
Thực tế cho thấy du khách khi lên Mèo Vạc-Đồng Văn đều có nhu cầu dừng chân, ngắm nhìn cảnh đẹp khó cưỡng ở khu vực đỉnh đèo Mã Pì Lèng mà đắc địa nhất lại chính là ở vị trí xây dựng tòa nhà không phép nêu trên.
Báo cáo của lãnh đạo tỉnh Hà Giang cũng nêu rõ là chuyên gia của Ban điều phối mạng lưới công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã khuyến cáo tỉnh nên xây dựng một điểm dừng chân phục vụ du khách tại khu vực Mã Pì Lèng (khu vực xây dựng tòa nhà không phép)…
Nhưng rất tiếc, chính quyền tỉnh Hà Giang mới chỉ kịp khảo sát, giao nhiệm vụ chứ chưa có một kế hoạch, quy hoạch cụ thể để biến khuyến cáo của chuyên gia quốc tế thành hiện thực. Ở một khía cạnh nào đó cũng có thể thấy, người dân đã “nhạy bén” nắm bắt xu hướng và nhanh chóng xây dựng một công trình đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước, quốc tế, mặc dù trong tay chưa có bất cứ giấy phép nào từ phía cơ quan chức năng.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khẳng định nhu cầu thưởng ngoạn của du khách là tự nhiên. Các công trình trên các chặng đường, nếu đáp ứng được nhu cầu của du khách, dừng chân, tham quan và các dịch vụ khác được coi là những công trình phục vụ khách du lịch.
Những điểm du lịch mới hay điểm du lịch có yếu tố hấp dẫn, các doanh nghiệp khai thác, có đầu tư sáng tạo, tạo nhiều sản phẩm mới đều được khuyến khích, nhưng về nguyên tắc phải có quy hoạch phát triển du lịch. Và các công trình xây dựng phục vụ du lịch dù bất kể ở đâu cũng phải tuân thủ pháp luật về trình tự, thủ tục...
Bao ton va phat huy gia tri di san: Nhin tu cau chuyen o Ma Pi Leng hinh anh 1Điểm dừng chân Panorama Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Mã Pì Lèng đã có cả nghìn năm nay, là cảnh quan đẹp ở tầm quốc gia và cần có quy hoạch tổng thể, cụ thể, chi tiết ở các cấp để đảm bảo hài hòa, phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho người dân địa phương, đáp ứng nhu cầu của du khách mỗi khi đến đây.
Việc khai thác, phát triển theo quy hoạch sẽ tránh được tình trạng người dân làm theo ý muốn chủ quan, dẫn đến vi phạm pháp luật, còn cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương cũng không phải “đau đầu, chóng mặt” giải quyết hậu quả…
Ưu tiên phương án phát triển bền vững
UNESCO đã từng có khuyến cáo rằng bảo tồn di sản mà không đem lại lợi ích cho cộng đồng thì việc bảo tồn sẽ không bền vững. Nhưng khai thác mà bất chấp việc giữ gìn di sản thì sẽ tự đánh mất tài nguyên. Bởi các di sản không chỉ đem lại nguồn lợi khi phát triển du lịch bền vững, mà còn đưa giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người sở hữu di sản đến với bạn bè quốc tế…
Trở lại với vụ việc ở Mã Pì Lèng, trước mọi sự đã rồi, giờ đây các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương và chủ tòa nhà đều phải có trách nhiệm thống nhất phương án xử lý tối ưu nhất.
Rất nhiều ý kiến của các đơn vị lữ hành trong nước cho rằng tại danh thắng Mã Pì Lèng rất cần một trạm dừng chân cho du khách ngắm cảnh, chụp ảnh, vệ sinh, ăn uống nhẹ. Trong thực tế, nhiều nước đã làm như vậy. Thay vì “hội chứng bêtông cốt thép” như lô cốt, hãy sử dụng vật liệu nhẹ, vật liệu tự nhiên tại chỗ, gần gũi và hài hòa với môi trường.
Tiếp đó, vẫn còn những việc mà cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương phải tích cực triển khai để việc tương tự như Mã Pì Lèng không còn “sinh sản vô tính” ở nhiều nơi. Đó là quy hoạch tổng thể việc xây dựng và phát triển dịch vụ ở các danh thắng, khu bảo tồn, quy định trách nhiệm rõ ràng cho từng cấp. Cuộc sống và bất kỳ sự việc nào cũng luôn có hai mặt. Bảo tồn để phát triển chứ không thể giữ nguyên hiện trạng. Khi tất cả tiến lên thì dậm chân tại chỗ là thụt lùi...
Cũng có ý kiến cho rằng, cơ hội phát triển cho khu vực Mã Pì Lèng này không phải chỉ có ở việc khai thác giá trị cảnh quan trên đỉnh đèo, mà còn nằm ở hai đầu Đồng Văn và Mèo Vạc. Đặc biệt, phía Mèo Vạc phát triển rất nhanh do có lượng lớn khách du lịch, mà Mã Pì Lèng chính là nam châm hút khách đến.
Bao ton va phat huy gia tri di san: Nhin tu cau chuyen o Ma Pi Leng hinh anh 2Điểm dừng chân Panorama Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). (Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN)
Ngay tại chân đèo phía Mèo Vạc đang hình thành khu "Làng Mông" kiến trúc gần với truyền thống, thu hút các nhà đầu tư. Ngoài ra, các dịch vụ như đi thuyền trên sông Nho Quế (hiện đang có), homestay ngay tại các bản (như bản Lác Mai Châu)... nếu được khai thác, phát huy, sẽ mang lại cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân nơi đây.
Tất nhiên, khi phát triển du lịch, chính quyền địa phương phải có cái nhìn thật thấu đáo, theo hướng phát triển bền vững. Chính sách của UNESCO về di sản thế giới và phát triển bền vững năm 2015 - một chính sách quốc tế mà Việt Nam đã góp phần xây dựng, một nguyên tắc cơ bản không đổi là các mục tiêu và hoạt động phát triển không được làm mai một hay suy giảm các giá trị nổi bật của di sản.
Với quan điểm này, các mục tiêu phát triển trong chiến lược, quy hoạch và kế hoạch tại các khu di sản thế giới cần được xây dựng với các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể đo lường được về chất lượng và tính bền vững, chứ không chỉ đơn thuần gói gọn trong các mục tiêu, chỉ tiêu về số lượng khách du lịch và doanh thu.
Nếu tiếp tục đơn thuần dựa trên các mục tiêu, chỉ tiêu về doanh số và doanh thu, sẽ dẫn đến nguy cơ ra đời hàng loạt cơ sở hạ tầng để tăng lượt khách, coi nhẹ việc đánh giá tác động với di sản, văn hóa địa phương, sức chịu tải của khu di sản và hệ quả là gây ảnh hưởng tới tính nguyên vẹn của di sản.
()