Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao giải đặc biệt cho các tác giả có thành tích trong hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2018-2020.
Lan tỏa trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
PV: Xin đồng chí có thể đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Chỉ thị 05) trong thời gian qua?
PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa: Trước hết, có thể khẳng định rằng, việc thực hiện Chỉ thị 05 đã có được sự hưởng ứng của toàn xã hội.
Hằng năm, Ban Tuyên giáo Trung ương đều ban hành kế hoạch, hướng dẫn về công tác tuyên truyền và tuyên truyền trên báo chí về việc thực hiện Chỉ thị 05, nhất là tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu, mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Theo đó, cấp ủy các cấp đã chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, phổ biến tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú: Tổ chức các cuộc thi; sân khấu hoá các tác phẩm văn học - nghệ thuật viết về Bác; sinh hoạt chuyên đề về Bác trong các tổ chức chính trị - xã hội. Cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền, đăng tải các bài viết, phóng sự về gương “người tốt, việc tốt”; những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thông qua các chuyên trang, chuyên mục “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”...
Triển khai thực hiện Chỉ thị 05, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các ban, bộ, ngành Trung ương ban hành nhiều văn bản, quy định để cụ thể hoá, thực hiện các nội dung được nêu trong Chỉ thị số 05 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, đơn vị. Các ngành và các địa phương đã có nhiều nỗ lực tìm tòi cách làm phù hợp với điều kiện đơn vị mình như: phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua, tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, gặp gỡ, tọa đàm về cách làm trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ; tổ chức các hoạt động về nguồn, biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu... Nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả được vận dụng sáng tạo đã đem lại kết quả tích cực trong thực tiễn.
Song song với đó, sức sống và sức lan tỏa của Chỉ thị 05 đã có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị - xã hội Việt Nam, nhận được sự hưởng ứng, đồng lòng và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Chính phủ và các ban, ngành, địa phương đã triển khai cuộc vận động, phong trào thi đua thiết thực. Ngày càng có nhiều mô hình, cách làm hay được các địa phương, đơn vị nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm và nhân rộng trong tổ chức thực hiện Chỉ thị 05.
Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động; Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh bộ đội Cụ Hồ”, mô hình: “Tự soi, tự sửa”, “Làm việc theo chức trách, nêu gương trong hành động”, “Trên làm gương mẫu mực, dưới tích cực làm theo”, “Đảng viên dìu dắt quần chúng” của Quân ủy Trung ương; Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” của Đảng ủy Công an Trung ương; Phong trào thi đua “Dân vận khéo” của Ban Dân vận Trung ương; Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ở các địa phương trong cả nước;Mô hình “Nhân dân đăng ký 3 nội dung: Treo ảnh Bác nơi trang nghiêm trong nhà, gia đình không vi phạm pháp luật, gia đình không vi phạm an toàn giao thông”, “Sư cả và Ban quản trị chùa học tập và làm theo Bác” (Vĩnh Long)… Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương sáng của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, quần chúng nhân dân trong học tập và làm theo Bác.
|
Công tác biểu dương, khen thưởng cũng được cấp uỷ quan tâm gắn với các phong trào thi đua hằng năm, các đợt thi đua chuyên đề của địa phương, đơn vị, ngành, với nhiều hình thức đa dạng: tổ chức gặp mặt, giao lưu, hoặc lồng ghép trong hội nghị tổng kết xây dựng Đảng... Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tập thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được kịp thời tôn vinh, có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ, khích lệ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực làm theo, tạo ra sức lan tỏa sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, thúc đẩy tinh thần lao động, cống hiến, thi đua yêu nước của toàn Đảng và toàn xã hội.
Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức 12 chương trình giao lưu các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2017 – 2019), mang đậm tính chân thực, sâu sắc, xúc động, gây ấntượng, truyền cảm hứng, tạo sức lan tỏa từcác tập thể, cá nhânđiển hình ratoànxã hội.
|
Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo chuyển biến rõ nét trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố được một đội ngũ cán bộ gần dân, sát dân, giữ vững và nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào Đảng và Chính phủ. Hiệu quả của việc thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã tạo ra những thay đổi rõ nét, sâu sắc trong toàn hệ thống chính trị nói chung và trong từng cán bộ, đảng viên nói riêng. Ý chí và hành động cách mạng của Đảng thống nhất, hòa hợp với ý chí, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, khiến toàn Đảng, toàn dân trở thành một khối thống nhất về tư tưởng và hành động, mang đến chuyển biến tích cực trong công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, trong mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, giữa cán bộ, đảng viên và quần chúng. Phát huy hiệu quả của việc học tập và làm theo gương Hồ Chủ tịch, các địa phương, ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với nâng cao đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao chất lượng công tác.
Nhiều tỉnh, thành phố duy trì, thực hiện tốt chuyên mục trả lời, giải đáp những vấn đề người dân thắc mắc, kiến nghị, công khai hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trên báo đảng, đài phát thanh - truyền hình, cổng thông tin điện tử. Nhiều cơ quan, đơn vị xóa bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhân dân; bổ sung, xây dựng quy chế làm việc, xây dựng bộ quy tắc ứng xử theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, trong đó, quy định rõ thái độ, trách nhiệm thực hiện văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử, văn hóa công sở... Qua đó, đã chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tạo được những chuyển biến khá rõ nét về kỷ luật, kỷ cương hành chính; đổi mới phong cách gần dân, sát dân, lắng nghe, đối thoại với nhân dân; chống bệnh “thành tích”, bệnh “hình thức”; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhũng nhiễu, tiêu cực; nâng cao tinh thần trách nhiệm, “nói đi đôi với làm”, góp phần nâng cao niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương, nâng cao năng lực cạnh tranh của nhiều địa phương và đất nước.
PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa trao đổi với Tạp chí Tuyên giáo.
PV: Đồng chí có thể chia sẻ thêm về những mô hình hay, cách làm hiệu quả được vận dụng sáng tạo đã đem lại kết quả tích cực trong thực tiễn?
PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa: Trong thực tiễn, có rất nhiều những mô hình hay cách làm hiệu quả trong thực hiện ở các địa phương, theo tôi nghĩ, không thể nêu được hết chỉ trong một câu trả lời.
Trên cả nước, có hàng trăm mô hình trong thực hiện công tác cải cách hành chính, Chương trình mục tiêu quốc gia “Giảm nghèo bền vững”, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phong trào thanh niên tình nguyện, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, trong “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”… được tổ chức thực hiện trong cả nước.
Trong 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương đã xây dựng, nhân rộng được 505 mô hình hay, cách làm hiệu quả, việc làm ý nghĩa và thiết thực. Những mô hình trên đã được Ban Tuyên giáo Trung ương xuất bản thành cuốn sách “Các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” để các địa phương, đơn vị học tập và nhân rộng.
|
Cụ thể, Hà Nam đã nhân rộng mô hình “Cải cách hành chính, gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ”. Tây Ninh phổ biến mô hình đeo huy hiệu Bác Hồ; mô hình "Gia đình tôi học tập và làm theo gương Bác"; mô hình "Phường, xã vì dân"… Cán bộ, đảng viên tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng dựng phong cách “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Hà Nội xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ. Hải Phòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (minh bạch các hoạt động, quy định chế độ, định mức, chi tiêu, việc tặng quà và nộp lại quà tặng). Sóc Trăng có nhiều mô hình nổi bật như: Phường 9 với mô hình “nông dân phát triển bền vững”, “mô hình trồng màu”; Phụ nữ Phường 8 với mô hình “hũ gạo tình thương” và tương trợ xoay vòng mua bảo hiểm y tế cho hộ gia đình chị em hội viên, mô hình “ngày thứ hai không viết”; Phụ nữ Phường 6 với mô hình “tổ phụ nữ từ thiện phát cơm 2 lần/tháng với trên 500 suất cơm mỗi tháng”; Phường 6 với mô hình “ngày thứ bảy tình nguyện”; Phường 4 với mô hình làm giảm tội phạm ở Khóm 2; Hội Nông dân với mô hình phát động nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi...
Thái Bình chú trọng đưa nội dung học tập và làm theo Bác vào sinh hoạt hằng tháng tại chi bộ, phân công các đồng chí tỉnh ủy viên, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể về dự sinh hoạt chi bộ tại cơ sở, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, chống các quan điểm sai trái trong văn học - nghệ thuật; thành lập đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội ở cả 3 cấp; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, xuất bản. Đà Nẵng tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Chương trình "Thành phố 4 an: an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm và an sinh xã hội". Phú Yên đẩy mạnh các phong trào: học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thực thi công vụ; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.
Nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ đờn ca tài tử - một mô hình làm theo Bác của Trung tâm Văn hóa Hòa Bình, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong ảnh: Tiết mục đờn ca tài tử đoạt giải nhất của Trung tâm Văn hóa Hòa Bình tại Liên hoan trại hè thiếu nhi 2018.
PV: Thưa đồng chí, tại Hội nghị toàn quốc sơ kết ba năm thực hiện Chỉ thị 05, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã chỉ đạo, các cấp, các ngành tập trung khắc phục, giải quyết dứt điểm, triệt để những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm đúng với tinh thần Bác đã dạy: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh...”. Đồng chí có thể chia sẻ cụ thể hơn về những kết quả này?
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa: Thực hiện sự chỉ đạo của đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tại Hội nghị toàn quốc sơ kết ba năm thực hiện Chỉ thị 05, có thể nhận thấy, các cấp, các ngành tập trung khắc phục, giải quyết dứt điểm, triệt để những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm.
Trên thực tế, đã có những cách làm đổi mới, sáng tạo trong xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hành động, kế hoạch làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Từng địa phương, cơ quan, đơn vị và mỗi cá nhân có chương trình, kế hoạch thật cụ thể, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo được phong trào chuyển biến thực sự theo gương Bác về nội dung này, nhất là trong tình hình đất nước hiện nay. Ngoài ra, mỗi tập thể, cá nhân, mỗi gia đình đã làm tốt việc bảo vệ môi trường sống bằng những việc làm cụ thể, nhắc nhở nhau cùng giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, tích cực trồng và bảo vệ cây xanh, thực hiện tốt phong trào chống rác thải nhựa...
Lai Châu đổi mới phương thức lãnh đạo, tác phong, lề lối làm việc; phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sơn La: siết chặt kỷ luật, kỷ cương, cải thiện môi trường đầu tư; đẩy mạnh quy trình sản xuất tiêu chuẩn, xây dựng chuỗi giá trị trên một số sản phẩm nông sản có lợi thế.Hải Dương: thực hiện nghiêm quy chế làm việc, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ. Lào Cai: Nêu cao tinh thần gương mẫu của cán bộ, đảng viên, quy định trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu cơ quan đơn vị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong từng lĩnh vực, gắn với thực hiện có hiệu quả Quy chế quản lý đô thị, Quy tắc ứng xử văn hóa văn minh đô thị trên địa bàn thành phố. Hòa Bình: tăng cường đối thoại với nhân dân, chú trọng giải quyết các vấn đề nổi cộm, bức xúc, được dư luận quan tâm (đất đai, tôn giáo, sự cố y khoa…).
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnhyêu cầu việc học tập, làm theo Bác phải gắn với tổ chức thực hiện nội dung các nghị quyết của tỉnh; kết quả học và làm theo Bác phải được thể hiện qua kết quả phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng ở địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, điển hình; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đưa nội dung học và làm theo Bác tuyên truyền thường xuyên trong các hội nghị, cuộc họp, sinh hoạt; gắn với trách nhiệm nêu gương cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu...Gia Lai xác định 4 nội dung đột phá: (1) Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ; (2) Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; (3) Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; (4) Phát huy vai trò của nhân dân.
Thành phố Hồ Chí Minh tập trung thực hiện hiệu quả 7 chương trình đột phá: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải cách hành chính; nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh; giảm ùn tắc, tai nạn giao thông; giảm ngập nước; giảm ô nhiễm môi trường; chỉnh trang và phát triển đô thị.Bạc Liêu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị đã có nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, thiết thực như: mô hình “Ba cần, ba nên và ba không” (Ba cần: cần gần dân và sát cơ sở, cần học hỏi lắng nghe ý kiến của dân, cần vận động nhân dân cùng lo và cùng làm; Ban nên: nên vui vẻ khi tiếp xúc, phục vụ nhân dân; nên xin lỗi dân khi thấy thiếu sót; nên cảm ơn dân khi dân góp ý phê bình; Ba không là: không gây phiền hà với dân; không thờ ơ thiếu trách nhiệm công việc với dân; không nhận hối lộ, sách nhiều, tham nhúng với dân);Đồng Tháp chọn đột phá “Mở lòng kết nối xây nguồn lực - Khơi nguồn khởi nghiệp dựng tương lai” và xây dựng Đảng là “Kỷ cương và trách nhiệm”.
|
PV: Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn như thế nào trong việc thực hiện Chỉ thị 05, thưa đồng chí?
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa: Đúng vậy. Chúng ta có thể thẳng thắn nhìn nhận, công tác triển khai, quán triệt chuyên đề của từng năm chưa thật sự hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng khác nhau trong xã hội.
Việc chọn nội dung đột phá, việc giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm của một số cấp ủy, địa phương, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, còn lúng túng, chưa quyết liệt trong tổ chức thực hiện. Nội dung cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu làm theo Bác của nhiều cán bộ, đảng viên còn chung chung, chưa gắn với chức trách, nhiệm vụ được giao, kết quả “làm theo” Bác chưa thật sự rõ nét, sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị.
Ở một số nơi, việc thực hiện tự phê bình và phê bình còn yếu, chất lượng công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế, việc cảnh báo, phòng ngừa sai phạm thiếu kịp thời, dẫn đến một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không được phát hiện sớm để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh, dẫn đến phải kỷ luật Đảng, hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, việc đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường còn chậm.
Một thực tế là, công tác phát hiện, xây dựng, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình có nhiều kết quả tích cực, nhưng việc tuyên truyền, nhân rộng chưa được đầu tư nhiều. Vì thế, chưa tạo được ấn tượng sâu sắc trong xã hội về những việc làm tốt, chưa thực sự lan toả mạnh mẽ từ điển hình ra diện rộng.
Tiếp tục nghiên cứu và làm sâu sắc thêm những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh
PV: Theo đồng chí, việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, điều gì là quan trọng nhất?
PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa: Theo tôi, điều quan trọng nhất trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là đã góp phần xây dựng và củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc đẩy mạnh học tập và làm theo Bác đã khẳng định sức sống và sức lan tỏa của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị - xã hội Việt Nam, nhận được sự hưởng ứng, đồng lòng và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội.
Chính phủ và các ban, ngành, địa phương đã triển khai cuộc vận động, phong trào thi đua thiết thực. Ngày càng có nhiều mô hình, cách làm hay được các địa phương, đơn vị nghiên cứu, học hỏi kinh nghiên và nhân rộng trong tổ chức thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW. Nhiều địa phương quan tâm đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thu hút hàng trăm ngàn bài báo, hàng chục ngàn chương trình, chuyên mục phát thanh, truyền hình, chương trình nghệ thuật, tác phẩm văn học, hàng chục ngàn cuốn sách, hàng trăm bộ phim truyện và phim tài liệu tham gia...
Công tác biểu dương, khen thưởng cũng được cấp uỷ quan tâm gắn với các phong trào thi đua hằng năm, các đợt thi đua chuyên đề của địa phương, đơn vị, ngành, với nhiều hình thức đa dạng: tổ chức gặp mặt, giao lưu, hoặc lồng ghép trong hội nghị tổng kết xây dựng Đảng... Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tập thể và cá nhân có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được kịp thời tôn vinh, có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ, khích lệ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực làm theo, tạo ra sức lan tỏa sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, thúc đẩy tinh thần lao động, cống hiến, thi đua yêu nước của toàn Đảng và toàn xã hội.
Ở Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức 12 chương trình giao lưu các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2017 – 2019), mang đậm tính chân thực, sâu sắc, xúc động, gây ấntượng, truyền cảm hứng, tạo sức lan tỏa từcác tập thể, cá nhânđiển hình ratoànxã hội.
|
Hiệu quả của việc thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã tạo ra những thay đổi rõ nét, sâu sắc trong toàn hệ thống chính trị nói chung và trong từng cán bộ, đảng viên nói riêng. Ý chí và hành động cách mạng của Đảng thống nhất, hòa hợp với ý chí, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, khiến toàn Đảng, toàn dân trở thành một khối thống nhất về tư tưởng và hành động, mang đến chuyển biến tích cực trong công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, trong mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, giữa cán bộ, đảng viên và quần chúng.
Nhiều cơ quan, đơn vị cũng thiết lập đường dây nóng thông qua các số điện thoại của lãnh đạo, cán bộ lắng nghe ý kiến phản ánh, phản hồi, bức xúc của người dân, kịp thời giải quyết. Các cơ quan hành chính, quản lý nhà nước quan tâm rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện, tổ chức thực hiện các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức theo Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Từ trong phong trào học tập và vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nâng cao ý thức trách nhiệm, hình thành tác phong, lề lối làm việc văn minh, lịch sự, thân thiện, gần dân hơn, sát dân hơn, được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao.
PV: Vậy theo đồng chí, trong thời gian tới, cần phải làm gì để đẩy mạnh việc học tập và làm theo tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn, đặc biệt là thực hiện hiệu quả chuyên đề năm 2020 “Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”?
PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa: Trong thời gian tới, cần kiên trì, quyết tâm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị quy định của Đảng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm và tiếp thu những kinh nghiệm trong thời gian thực hiện Chỉ thị 05 vừa qua. Cụ thể là:
Trước hết, cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của cấp ủy các cấp. Đổi mới nội dung, hình thức chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm thiết thực, phù hợp, hiệu quả với từng địa phương, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
Hai là, tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện Chỉ thị, ý nghĩa, vai trò của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Ba là, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu và phê bình, kỷ luật những nơi thực hiện hình thức, kém hiệu quả.
Bốn là, tiếp tục nghiên cứu và làm sâu sắc thêm những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh và việc vận dụng trong giai đoạn hiện nay. Điều quan trọng nhất để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thực sự trở thành ý thức tự giác, thành thói quen tốt hàng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân chính là phải làm sao trong mọi hoàn cảnh, càng nhiều thách thức, càng nhiều khó khăn, chúng ta càng tìm ra những bài học quý từ tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người để vươn lên, phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như Bác đã căn dặn “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Theo Thu Hằng/Tạp chí Tuyên giáo