Sứ Dứu Hạ Thái - Đem chuông đi đánh xứ người (Bài 7)

(Mặt trận) - Có một nghịch lý mang tính lịch sử: Tuy sứ Thanh Hoa đời Nguyên được chế tác ra ở tại Trung Hoa, nhưng hiện nay lại có mặt với số lượng rất khiêm tốn ở các viện bảo tàng thuộc Trung Quốc, trong khi chúng đa phần lại đang hiện diện trong các viện bảo tàng, hoặc trong các bộ sưu tập cá nhân ở nước ngoài. Nó có mặt ở rất nhiều viện bảo tàng trên thế giới, từ châu Âu tới châu Phi; từ vùng Đông Á, Nam Á và tập trung nhiều nhất là ở vùng Tây Á… nhiều nhất là ở hai quốc gia Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây là một hiện tượng văn hoá rất đặc biệt. Nó chỉ xảy ra một lần trong lịch sử nhân loại. Câu hỏi được đặt ra: Tại sao những vật phẩm sứ Thánh Hoa đời Nguyên tinh tuý nhất lại không có mặt ở Trung Quốc, mà lại xuất hiện trong các cung điện, bảo tàng nước ngoài? Hiện tượng văn hoá đặc biệt này được tạo ra bởi những yếu tố lịch sử sau đây:

 

Sứ Dứu Hạ Thái được sản xuất tại một số quốc gia thuộc vùng Tây Á trong suốt giai đoạn dài hơn 2 thế kỷ (từ đầu thế kỷ 10 đến gần cuối thế kỷ 13). Nó đã tạo dựng được một thị trường cơ bản và rộng lớn trên khắp thế giới. Khi người Mông Cổ kết thúc cuộc chiến, một phần châu Âu, châu Á và vùng Tây Á trở thành lãnh thổ của Mông cổ. Chính người Mông Cổ đã đem kỹ thuật sử dụng nguyên liệu tạo hoa văn màu dưới men của người Tây Á về Trung Hoa. Tại Trung Hoa, kỹ thuật tạo màu dưới men kết hợp với kỹ thuật nung sứ cao cấp đã cho ra đời những sản phẩm sứ Dứu Hạ Thái hoàn mỹ. Vì vậy, tuy vùng sản xuất loại sứ này đã di dời từ Tây Á về Trung Hoa, nhưng vùng nguyên liệu tạo màu cho hoa văn dưới men (ôxit bạc và khoáng chất cobal), cũng như nhu cầu của thị trường lại là những thứ không dễ gì thay đổi, và cũng không có cách di dời.
Về cơ bản, nơi sản xuất và thị trường cung cấp loại sứ Dứu Hạ Thái đã đi đời từ vùng Tây Á về Trung Hoa. Những sản phẩm này không phải sản xuất ra để cho người Trung Hoa dùng, mà chủ yếu là chế tác theo đơn đặt hàng cho những thương nhân nước ngoài. Họ mang nguyên liệu được khai thác từ vùng Tây Á đến cảng khẩu Tuyền Châu, đặt người Trung Hoa làm sứ Thanh Hoa với số lượng lớn, và đem đi tiêu thụ ở những quốc gia xa xôi như Iran, Syria, Libang, Italy, Kenya, Tanzania, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ vv..
Nhưng tại sao sứ Dứu Hạ Thái được cả thế giới ưa chuộng như vậy, mà người Trung Hoa lại không dùng? Đây là câu chuyện liên quan tới tư duy thẩm mỹ của một dân tộc trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong giai đoạn hơn 200 năm dưới vương triều Tống, phần lớn đồ sứ được sản xuất là sứ độc sắc. Nó đã định hình tư duy mỹ quan của người Trung Hoa. Giới Nho sĩ, đại phu, nhân văn trong nước và chốn cung đình đã có một thời gian dài lấy màu độc sắc như xanh, trắng… làm phong cách thanh cao. Vì vậy mà không dễ gì trong một sớm một chiều làm thay đổi mỹ quan của cả một tầng lớp đang giữ vai trò định hình cho tư duy thẩm mỹ trong một giai đoạn lịch sử xã hội.
Lý do trên là nguyên nhân dẫn tới việc số lượng lớn những hiện vật thuộc dòng sứ Dứu Hạ Thái của người Trung Hoa sản xuất dưới đời Nguyên, lại có mặt nhiều ở nước ngoài hơn là ở nơi chế tác ra nó. Nghịch lý này khác gì việc trong giai đoạn lịch sử nói trên, người Trung Hoa đã “đem chuông đi đánh sứ người”, khi nói về sản phẩm sứ Dứu Hạ Thái.

Dưới đây, mời Quý độc giả chiêm ngưỡng một số hình ảnh về loại sứ này:

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Nhà sưu tầm, nghiên cứu về gốm sứ cổ Thanh Quang

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tin liên quan
Đọc nhiều
Bình luận nhiều